KỶ NIỆM 76 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (19.8.1945 - 19.8.2021)
Thắng lợi của ý chí tự lực, tự cường
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng - đây là thắng lợi của ý chí tự lực, tự cường và khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc. Ý chí và khát vọng này, ngày nay đã và đang được Đảng ta phát huy, trở thành động lực to lớn xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rất rõ tính chủ động của cách mạng thuộc địa nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Người nói: Cách mạng thuộc địa có thể nổ ra và thành công trước cách mạng chính quốc. Sự thật đã diễn ra đúng như vậy. Nếu cách mạng Việt Nam không chủ động mà cứ trông chờ, ỷ lại vào bên ngoài thì không biết đến bao giờ mới giành được độc lập.
Bắc Bộ Phủ - một trong những địa điểm diễn ra tổng khởi nghĩa ngày 19.8.1945 tại Hà Nội. ẢNH TƯ LIỆU
Thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đúng theo tinh thần trong lời kêu gọi của Bác: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 20 triệu đồng bào đã nhất tề nổi dậy, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... nhấn chìm lũ cướp nước và bè lũ bán nước.
Tuy nhiên, trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn rất biện chứng. Tự lực, tự cường song không có nghĩa là không tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của quốc tế. Ngay từ năm 1941, khi mới về nước chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, Người đã xác định rõ bối cảnh thế giới mới sẽ tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Sau đó, Người sớm tìm cách bắt liên lạc với phe đồng minh. Do đó, trong Tuyên ngôn độc lập Người đã tuyên bố với cả thế giới rằng “Một dân tộc đã đứng về phe đồng minh mấy năm nay...”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá rất cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Người sớm khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước...” và “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn”. Chủ nghĩa dân tộc Người nói ở đây chính là tinh thần dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc có nội dung cốt lõi là yêu nước, tự lực, tự cường, quyết tâm cao độ bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc đã được phát huy cao độ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ý chí tự lực, tự cường tất yếu phải chủ động chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng. Trải qua 15 năm (1930 - 1945), đặc biệt là giai đoạn 1941 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ về tổ chức (Mặt trận và các đoàn thể cách mạng), đặc biệt là Đảng Cộng sản - lãnh đạo cách mạng; lực lượng cách mạng (lực lượng chính trị và LLVT); căn cứ địa cách mạng (Việt Bắc); dự báo và chớp thời cơ. Nếu không có sự chủ động ấy thì không thể có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý chí tự lực, tự cường là phát huy sức mạnh tổng hợp của một dân tộc. Trong sức mạnh tổng hợp ấy có một bộ phận vô cùng quan trọng: Nhân dân. Người luôn khẳng định rõ giá trị, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn của nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”; “trên thế giới không gì mạnh bằng sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân”. Vì thế, Bác luôn khẳng định chân lý hay vũ khí để chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù đó là: Đoàn kết. Đoàn kết càng rộng rãi, thành công càng to lớn.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh ý chí tự lực, tự cường còn là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc. Điều này soi vào cách mạng là quyết tâm sắt đá giành lại độc lập dân tộc - hưởng ứng Lời kêu gọi của Bác: “Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập dân tộc”.
Sự vận dụng sáng tạo ở Đảng bộ tỉnh
Từ phân tích ở trên, soi vào Cách mạng Tháng Tám ở Bình Định, chúng ta thấy, nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất làm nên thành công là do vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với việc phát huy cao độ ý chí tự lực, tự cường.
Tại Bình Định, sự bóc lột nặng nề, chính sách khủng bố tàn khốc của Pháp - Nhật, tuy gây ra nhiều khó khăn
“Đại hội XIII của Đảng đã xác định các quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới hiện nay, đặc biệt là: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc;... thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước”.
song nhờ Đảng bộ tỉnh biết chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc của nhân dân ta ở Bình Định nên đã tạo ra phong trào cách mạng liên tục ở địa phương. Trên cơ sở đó, trước Cách mạng Tháng Tám, “mọi tầng lớp nhân dân yêu nước Bình Định, không phân biệt tuổi tác, giai cấp, dân tộc… đang náo nức chờ lệnh Việt Minh là xông lên như nước vỡ bờ”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho Cách mạng Tháng Tám đã được tiến hành một cách thận trọng, chu đáo. Trải qua 15 năm (1930 - 1945), đặc biệt là giai đoạn 1941 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Bình Định đã chuẩn bị đầy đủ về tổ chức, đặc biệt là Đảng bộ tỉnh - lãnh đạo cách mạng; lực lượng cách mạng... Nhờ chủ động chuẩn bị chu đáo nên khi thời cơ đến, sau hơn 1 tuần lễ (từ ngày 23 - 31.8), với tinh thần “lấy sức ta giải phóng cho ta”, nhân dân Bình Định đã vùng lên giành chính quyền trong toàn tỉnh.
Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh thể hiện rõ ở sự vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Nguồn: BTV
Việc phát động khởi nghĩa giành chính quyền ở Bình Định (ngày 23.8.1945) khi chưa nhận được lệnh của Trung ương là một sự chủ động, sáng tạo lớn của Đảng bộ tỉnh. Vì nếu, chờ chỉ thị của Trung ương thì thời cơ sẽ vuột mất.
Vì chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương, nên lúc này Đảng bộ tỉnh căn cứ vào một văn kiện chỉ đạo quan trọng là: Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (ngày 12.3.1945) của Thường vụ Trung ương Đảng.
Từ quan điểm chỉ đạo chung ấy, với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo đã giúp Đảng bộ tỉnh nhận thức đúng, kịp thời về thời cơ và tình thế cách mạng ở địa phương. Đặc biệt, khi phát hiện khoảng 2.000 quân Nhật từ An Khê chuẩn bị tràn xuống Quy Nhơn, Đảng bộ tỉnh đã kịp thời phát động khởi nghĩa giành chính quyền. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Bình Định là một bằng chứng sinh động minh chứng cho luận điểm nói trên ở địa phương.
LÊ VĂN MINH