Nguyễn Trọng Tri là ai?
Tại địa bàn tổ 3, khu vực 1, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn, có 1 bảng tên đường “NGUYỄN TRỌNG TRI”. Thấy ngờ ngợ, khiến tôi phải thực hiện việc tra cứu tên địa danh, danh nhân của cả nước xem có nơi nào hay có ai tên như vậy không.
Qua tìm hiểu, tra cứu, chúng tôi được biết, trong nước có “Ông già Ba Tri” là tên gọi của ông Thái Hữu Kiểm (còn gọi là Cả Kiểm), người gốc Bến Tre. Vào thời Minh Mạng, ông Cả Kiểm từng đi bộ từ Bến Tre ra tận Kinh thành Huế để nộp đơn kiện lên vua, đòi lại công bằng cho người dân ở Ba Tri. Tiếc rằng, ông không phải họ Nguyễn. Chúng tôi đành quay lại tổ 3, khu vực 1, phường Nhơn Bình để tìm hiểu thêm. Theo một số người dân ở đây, ban đầu tấm bảng này ghi tên “NGUYỄN TRỌNG TRÍ” (tên của thi sĩ Hàn Mạc Tử) nhưng sau đó không lâu, không biết vì sao người ta lại xóa dấu sắc của chữ “TRÍ” bằng cách sơn màu xanh nền lên khá sắc sảo mới thành chữ “TRI” (ảnh).
Vậy, cái bảng tên đường “NGUYỄN TRỌNG TRI” là ai, là danh nhân nào? Đề nghị cơ quan chức năng xác định cho rõ và điều chỉnh lại cho đúng.
V.CÔNG
Nếu ai đi Tuyến Quốc lộ 19 đoạn trên cầu số 7 từ hướng quy nhơn lên phía bên tay trái có 1 trụ sở của Chi cục thi hành án là Kho chứa Tạm giữ tang vật thi hành án. Nhân Dân không biết trong Kho chứa gì bởi vì bên Ngoài bảng không biết Nội dung của Kho là tên cụ thể như thế nào?
Nguyễn Trọng Trì (1854-1922), hiệu Tả Am; là nhà thơ và là một nghĩa quân trong phong trào Cần Vương ở Bình Định, Việt Nam, quê ở làng Vân Sơn, xã Nhơn Hậu - An Nhơn - Bình Định. Gần cuối thế kỷ 19 ở Bình Định, có tú tài Nguyễn Khuê là một ông thầy đồ có đức độ và tiết tháo. Ông có 4 người con trai là Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Thúc Mân, Nguyễn Quý Luân [3], trong đó có ông Huân và ông Trì là người nổi bật hơn cả. Tại trường thi Bình Ðịnh khoa Bính Tý, Tự Ðức thứ 29 (1876), ông trúng cử nhân thứ 8. Nhưng trước cảnh nước nhà loạn lạc, nền nho học suy vi, ông không đi thi nữa. Năm Mậu Dần (1878), triều đình Huế chọn những cử nhân đỗ cao bổ làm quan, trong đó có Nguyễn Trọng Trì. Thấy ông không muốn đi, bạn bè xúm lại khuyên, bất đắc dĩ ông phải đi nhậm chức Tư vụ tại triều. Năm Quý Mùi (1883), vua Tự Đức mất, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết chuyên quyền phế lập (bốn tháng ba vua). Triều đình Huế ký Hoà Quý Mùi nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn lãnh thổ...Làm quan giữa lúc vận nước ngửa nghiêng, giận mình tài hèn sức mọn không gíúp được gì cho cuộc cải biến, ông trốn về làng. Cuối tháng 5 năm 1885, sau khi trận tập kích không thành, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi theo Tôn Thất Thuyết chạy ra phía Quảng Trị xuống dụ Cần Vương. Tổng đốc Đào Doãn Địch vốn người Bình Định đang làm quan tại Huế, mang chiếu về quê tụ nghĩa. Sau trận Cần Úc, Đào Doãn Địch lâm bệnh mất, binh quyền được trao cho Mai Xuân Thưởng. Đến lúc ấy, cả ba anh em Nguyễn Bá Huân, Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Quý Luân cùng đến Bình Khê ứng nghĩa. Ba anh em ông và Nguyễn Duy Cung được Mai chủ tướng đặc biệt kính trọng, thường giữ ở bên, để cùng nhau bàn định kế sách và dự các trận đánh lớn ở Cẩm Văn, Thủ Thiện, Phú Phong... Tháng 5 năm 1887, lực lượng Cần vương ở Bình Định bị liên quân Pháp-Trần Bá Lộc đánh tan rã hết. Mai Xuân Thưởng bị bắt rồi bị chém vào tháng sau. Nguyễn Trọng Trì và Nguyễn Phong Mậu chạy đến ẩn náu ở núi Thuận Ninh. Sau, Nguyễn Phong Mậu không chịu nổi gian khổ đã ra hàng. Sợ bị lộ, Nguyễn Trọng Trì phải đi trốn ở nơi khác. Năm 1895, lãnh tụ Phan Đình Phùng qua đời, vua Thành Thái cho bãi lệnh truy tầm dư đảng Cần Vương. Lúc bấy giờ, Nguyễn Trọng Trì mới dám trở về làng. Nguyễn Trọng Trì sum họp với gia đình chưa bao lâu thì em mất (Nguyễn Thúc Mân), cha mất. Nhà cửa sa sút, ông để cho anh cả là Nguyễn Bá Huân trông coi từ đường, còn mình thì dẫn vợ con về quê mẹ ở Bình Đức mở trường dạy học. Năm Đinh Dậu (1897), khí thế của cuộc tụ nghĩa ở Phú Yên do Trần Cao Vân và Võ Trứ lãnh đạo lan tới Bình Định. Nguyễn Trọng Trì phấn chấn vui mừng. Nhiều học trò nghe lời khuyên của ông đã trốn vào Phú Yên ứng nghĩa. Biết được, nhà cầm quyền liền cho bắt ông nhốt vào nhà lao ở Bình Định để phòng ngừa. Bị nhốt gần một năm, thì ông được tha. Sau khi ra tù, ông uống rượu nhiều, và thường đến xem hát bội. Ông mất ngày 16 tháng Giêng năm Nhâm Tuất (tức 12 tháng 2 năm 1922) thọ 68 tuổi. An táng ông tại thôn Tân Ðức, nay thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn. Bị triều Đồng Khánh tước mất học vị cử nhân vì tham gia kháng Pháp, nên trên mộ chí của ông chỉ thấy ghi hai chữ tú tài.