Kể chuyện sản xuất rau hợp chuẩn VietGAP
Để quảng bá, tiếp thị rau an toàn Bình Định - nhãn hiệu Lá Lành, Văn phòng Dự án Rau toàn Bình Định đã đẩy mạnh đưa hình ảnh nhãn hiệu Lá Lành qua nhiều kênh truyền thông, trong đó chú trọng giới thiệu hình ảnh quá trình sản xuất nông sản an toàn “từ nông trại tới bàn ăn”.
Toàn cảnh vùng trồng rau của HTXNN Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). Ảnh: HỒ PHƯƠNG
Thông qua chuỗi hình ảnh sinh động, Dự án Rau toàn Bình Định muốn kể cho người tiêu dùng những câu chuyện từ thửa đất, luống rau, nông trại ra cửa hàng, siêu thị và lên bàn ăn, với hy vọng từ những câu chuyện ấy, người tiêu dùng biết và hiểu nhiều hơn về rau Lá Lành.
Nông dân của Dự án xuống giống vụ rau mới. Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định
Xã viên HTXNN Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) tưới rau. Ảnh: THU DỊU
Sơ chế rau an toàn đạt chuẩn VietGAP tại nhà sơ chế HTXNN Phước Hiệp (Tuy Phước). Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định
Người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn về nhãn hiệu Lá Lành từ những hình ảnh tươi tắn, thân thiện trong suốt quá trình canh tác.
- Trong ảnh: Xã viên HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước) thu hoạch sản phẩm. Ảnh: VP Dự án Rau toàn Bình Định
Ông Phạm Tấn Phát, Điều phối viên Dự án Rau an toàn Bình Định, cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, một số hoạt động thực tế không thể triển khai được vào thời gian này, nên Dự án chủ yếu kết nối, làm việc với các nhóm cùng sở thích, các HTX qua hình thức trực tuyến; chia sẻ các hoạt động thường xuyên như làm đất, lên luống, tưới nước, thu hoạch, sơ chế rau… đưa tới người tiêu dùng những câu chuyện sinh động để họ có thêm kênh thông tin về sản phẩm. “Những câu chuyện này là cách chúng tôi hỗ trợ người trồng rau bán hàng, tăng độ tin cậy cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Chúng tôi muốn cùng người trồng rau bền chí với rau an toàn”, ông Phát nói.
QUANG BẢO