Nuôi thỏ cho thu nhập ổn định
Ba năm trước, anh Dương Trọng Mỹ, ở thôn Hưng Lạc, xã MỹThành, huyện Phù Mỹ quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt để phát triển kinh tế gia đình. Dù thu nhập từ đây chưa cao như mong muốn nhưng theo anh Mỹ, việc nuôi thỏ đã góp phần cơ bản vào ổn định đời sống gia đình.
Tại nhà anh Mỹ, khu chăn nuôi thỏ rộng hàng trăm mét vuông được xây dựng kiên cố. Hơn 200 con thỏgiống New Zealand được nuôi nhốt trong 120 lồng bằng sắt, lồng nào cũng có máng đựng thức ăn, dụng cụ cấp nước uống sạch sẽ.
ĐVTN của một số cơ sở Đoàn đến tham quan, học hỏi mô hình nuôi thỏcủa anh Dương Trọng Mỹ. Ảnh: VĂN TỐ
Anh Mỹkể: Lấy kiến thức chăn nuôi thỏ chủ yếu từ mạng internet, tìm hiểu kỹ lưỡng xong tôi bỏ vốn ra mua 5 con thỏ đực và 15 con thỏ cái giống New Zealand về nuôi. Chỉ sau một tháng nuôi, thỏ bắt đầu sinh sản. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên thỏ hay bị bệnh đường ruột, chậm lớn và chết nhiều. Sau khi gặp trực tiếp học hỏi kỹ thuật từ một số người nuôi thỏ có kinh nghiệm, đối chiếu với thực tế, tôi vệ sinh chuồng trại thật kỹ, tạo độ thông thoáng, khô ráo, giữ vệ sinh chuồng trại đúng chuẩn, thỏ liền sinh trưởng, phát triển ổn định.
Để giảm chi phí thức ăn, đồng thời dễ dàng kiểm soát độ an toàn của thực phẩm, anh Mỹ đã̉ trồng thêm nhiều loại rau, cỏ voi trong vườn để chủ động nguồn thức ăn cho thỏ.
Sau gần 3 năm gắn bó với nghềnuôi thỏ, đến nay khu chăn nuôi thỏ của anh Mỹđược xây dựng với quy mô khép kín; mỗi năm thỏ đẻ6 lứa, mỗi lứa từ 300 - 400 con. Hằng năm, cùng với bạn hàng trong tỉnh, anh Mỹ còn tìm được nhiều khách hàng ở các tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Nam; thu nhập từ nuôi thỏ khoảng 45 - 50 triệu đồng. Anh Mỹ cho biết: “Trong thời gian tới, sau khi hết dịch Covid-19, tôi sẽ tiếp tục tái đàn và đầu tư thêm kinh phí để xây dựng chuồng trại phát triển mô hình với quy mô lớn hơn”.
VĂN TỐ