AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ĐỐI VỚI NHÀ Ở KẾT HỢP SẢN XUẤT, KINH DOANH:
Một số quy định cụ thể cần lưu ý
Khu vực sản xuất, kinh doanh trong nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bố trí gian phòng tồn chứa hàng hóa, vật liệu dễ cháy. Nếu sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh thì gian phòng này phải được ngăn cách với khu vực sản xuất, kinh doanh bằng kết cấu ngăn cháy.
Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn tối thiểu 0,8 m, chiều cao thông thủy tối thiểu 2 m. Chiều cao của cửa và lối đi dẫn đến các phòng không thường xuyên có người cũng như đến các tầng ngầm, tầng chân tường và tầng kỹ thuật cho phép giảm đến 1,9 m.
Đối với nhà chỉ có 1 lối ra thoát nạn, phải bố trí lối thoát nạn thứ 2 bằng cầu thang ngoài nhà hoặc thang nối giữa các tầng nhà hoặc lối ra khẩn cấp như: Lối thoát qua ban công, lối lên sân thượng hoặc lên mái để có khả năng thoát nạn sang các nhà liền kề hoặc khu vực an toàn. Lối ra thoát nạn tầng 1 của khu vực để ở phải ngăn cách với lối ra thoát nạn của khu vực sản xuất, kinh doanh bằng kết cấu ngăn cháy…
Đó là một số quy định nổi bật vềan toàn phòng cháy vàchữa cháy đối với nhàởriêng lẻvànhàởkết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Định được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số84/2021/QĐ-UBND ngày 24.12.2021. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 10.1.2022.
Quy định nêu rõ trách nhiệm của chủ hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn PCCC; các yêu cầu, khuyến cáo về an toàn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; trách nhiệm của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan...
MAI LÂM