Lịch sử và di sản của Doraemon, chú mèo máy được yêu thích tại Nhật Bản
Doraemon là loạt truyện tranh dài kỳ của Nhật Bản, nhưng cũng là bộ sách được trẻ em ở nhiều nước yêu thích. Câu chuyện xoay quanh chú mèo máy từ tương lai du hành xuyên thời gian để giúp đỡ cậu học sinh tên là Nobita Nobi. Cố họa sĩ Fujiko F. Fujio sáng tác bộ truyện này và ra mắt lần đầu tiên hồi tháng 12.1969. Sau đó, tác phẩm dần trở thành một hiện tượng văn hóa và được làm lại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ phim cho đến trò chơi điện tử.
Ảnh: SHIN-EI & TV Asahi
Fujiko F. Fujio, tên thật là Fujimoto Hiroshi, lấy bút danh là Fujiko F Fujio (bút danh chung của ông cùng với tác giả Abiko Motoo) khi sáng tác bộ truyện Doraemon, nhân vật được lấy cảm hứng từ hình tượng Chuột Mickey của hãng Disney cũng như cậu bé robot Astro Boy do Osami Tezuka sáng tác. Những tập truyện Doraemon đầu tiên được xuất bản vào tháng 12.1969 và nhanh chóng được trẻ em Nhật Bản đón nhận. Hình tượng chú mèo máy đến từ tương lai trở nên phổ biến trong suốt những năm 1970 và được làm thành loạt phim hoạt hình vào năm 1973. Bên cạnh các bộ phim còn có các trò chơi điện tử được lấy cảm hứng từ nhân vật Doraemon và được phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau.
Doraemon dần trở thành biểu tượng văn hóa tại Nhật Bản và thường được dùng cho các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị. Ngoài ra, bộ truyện này cũng có ảnh hưởng đáng kể đến văn hóa đại chúng của nước này, là động lực cho sự ra đời của hàng loạt sản phẩm truyện tranh khác. Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của di sản Doraemon là tác động của nhân vật này đến ngành truyện tranh của Nhật Bản. Bộ truyện giúp phổ biến khái niệm về các nhân vật “moe” (tiếng lóng Nhật Bản được dùng để nói đến những nhân vật nữ dễ thương trong truyện tranh, hoạt hình) đến đông đảo khán giả. Bộ truyện này cũng góp phần tạo ra xu hướng sáng tác thể loại “du hành thời gian” trong các sản phẩm sau này.
Doraemon cũng có ảnh hưởng nhất định đến xã hội Nhật Bản nói chung. Bộ truyện dạy cho trẻ em nhiều bài học trong cuộc sống, còn chú mèo máy trở thành biểu tượng của sáng tạo và công nghệ.
HỒNG QUẢNG (theo scoop, newsinstant)