Nguy cơ virus Ebola lây nhiễm ở Việt Nam thấp
Số mắc và tử vong tiếp tục gia tăng nhanh Từ tháng 12.2013, dịch bệnh do virus Ebola đã bùng phát trở lại tại 4 nước vùng Tây Phi gồm Guinea, Liberia, Sierra Leone và Nigeria. Đáng chú ý, số trường hợp mắc và tử vong do virus Ebola tại 4 nước trên liên tục gia tăng. Thông tin mới nhất được PGS.TS Trần Đắc Phu-Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông báo cho thấy, đến hôm nay (12.8), tổng cộng có 1.848 trường hợp mắc, trong đó có 1.013 trường hợp tử vong. Đặc biệt, vụ dịch lần này đã ghi nhận hơn 200 cán bộ y tế mắc bệnh, là những người trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc Ebola. Một thông tin đáng mừng mà người đứng đầu Cục Y tế dự phòng cho biết là các nước châu Á chưa có trường hợp nào xác định nhiễm virus Ebola. Tại Việt Nam, để ngăn chặn dịch xâm nhập, ngành y tế đã đưa ra 3 tình huống: Dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam, xuất hiện trường hợp mắc và dịch lan rộng trong cộng đồng. Mỗi kịch bản có đáp ứng riêng và giám sát, điều trị, phòng bệnh, chỉ đạo, truyền thông. Hiện đang ở tình huống 1 nhưng một số hoạt động tại tình huống 2 đã được thực hiện để đáp ứng kịp thời khi có dịch. Theo kịch bản, những trường hợp nghi ngờ ca bệnh ở miền Bắc có thể đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Đống Đa; ở miền Nam có thể đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới… Để tăng cường phòng dịch bệnh, Bộ Y tế đã đề nghị các bộ có liên quan hạn chế công dân đi đến vùng dịch bệnh, chỉ cử người đến vùng dịch nếu không cần thiết. Bên cạnh đó, ngành đã áp dụng kê khai tờ khai áp đối với cả đường hàng không, bộ và đường thủy. Nếu hành khách từ vùng dịch về yêu cầu đến chỗ kiểm dịch khai tờ khai, những trường hợp này sẽ được phân loại, nếu không sốt, không có triệu chứng triệu chứng có thể về nhà, khách du lịch về khách sạn nhưng trong 21 ngày nếu có triệu chứng phải khai báo vào tờ khai, diễn biễn bệnh và phải báo cơ sở y tế. Những trường hợp sốt có thể về và theo dõi nhưng y tế bố trí theo dõi nếu có triệu chứng diễn biến tiếp tục sẽ lấy xét nghiệm. Về xét nghiệm, hiện Việt Nam có 2 phòng sinh hóa an toàn ở cấp độ 3 ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và ở Viện Pasteur. Việt Nam đang làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để nếu cần xét nghiệm có thể xét nghiệm tại 2 phòng sinh hóa này để không phải gửi mẫu xét nghiệm ra nước ngoài. Nguy cơ virus Ebola xâm nhập vào Việt Nam thấp Liên quan đến vấn đề xét nghiệm, chuyên gia của WHO, ông Kato Masaya, có mặt tại buổi họp báo cho biết, WHO có trung tâm phối hợp trên thế giới nên khuyến cáo các nước có ca nghi ngờ nên lấy mẫu gửi đến các trung tâm này để xét nghiệm. Nhưng trường hợp quốc gia có hệ thống xét nghiệm đảm bảo về phân tích, an toàn sinh học tương đối cao mà các nước này mong muốn tự xét nghiệm WHO sẽ hỗ trợ các quốc gia này có kỹ thuật để bất hoạt con virus Ebola và tiến hành xét nghiệm. Nếu như Việt Nam mong muốn tự xét nghiệm, WHO hướng dẫn cho Việt Nam bất hoạt con virus này. Chuyên gia Kato lưu ý việc an toàn rất quan trọng, vì vậy cần rất cẩn trọng trong vận chuyển, xử lý mẫu xét nghiệm. Ông Kato đánh giá cao sự chuẩn bị của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan tại Việt Nam trong việc ứng phó với dịch Ebola. “Thực tế, phải nhìn nhận, nguy cơ lây nhiễm Ebola ở Việt Nam là thấp. Tôi mong muốn cơ báo chí tuyên truyền thông tin chính xác, vừa để không gây hoang mang cho cộng đồng” -Ông Kato nói. Chuyên gia này đưa ra 2 lý do cho nhận định nguy cơ lây nhiễm Ebola thấp. Đó là virus Ebola lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người, động vật nhiễm virus Eobola. Trực tiếp là tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm hoặc con vật bị nhiễm Ebola. Gián tiếp là dịch xét nghiệm, dịch tiết, nước tiểu, nước mắt, máu của người hoặc vật bị nhiễm virus Ebola bị rơi, vương vào đồ vật, lưu trên môi trường và người khỏe tiếp xúc phải. Lý do thứ hai là hiện nay Việt Nam chưa trường hợp nào nhiễm, nguy cơ lây nhiễm thấp vì chưa có nguồn xác định. Bên cạnh đó, khâu chuẩn bị phòng chống dịch bệnh này của Việt Nam rất cụ thể, rất tốt. Trả lời trước thông tin năm 2015 sẽ có vaccine Ebola, chuyên gia Kato Masaya cho hay, hiện bệnh do virus Ebola chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh, mà chữa trị chủ yếu là hỗ trợ như bù nước, điện giải. “Để trả lời chính xác khi nào có vaccine Ebola là rất khó, vì để sản xuất ra vaccine này cần nghiên cứu, thử nghiệm, được sự cho phép cơ quan chức năng để áp dụng trên người. Tôi chưa có câu trả lời chính xác về thời gian có vaccine Ebola. Hy vọng là sớm có”-Chuyên gia của WHO nói. Cũng tại buổi họp báo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, bệnh HIV có cách thức lây truyền khá giống với bệnh do virus Ebola, chỉ khác là tốc độ, sức phá hoại của virus Ebola nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Tại Việt Nam, các bệnh viện đang điều trị bệnh HIV, tức là đã có kinh nghiệm. Để ứng phó với dịch bệnh, hội đồng chuyên môn bao gồm các bác sĩ tại bệnh viện lớn ở miền Nam và miền Bắc đã được thành lập. Theo kịch bản được xây dựng, khi phát hiện ca nghi mắc, cần phát hiện sớm đưa về trung tâm để xét nghiệm. Khi có dịch lớn, giữ điều trị tại chỗ, thậm chí có cơ sở dã chiến… Hà Nội và TP HCM đã thực hành các kịch bản này qua dịch SARs vừa qua. Theo kinh nghiệp từ dịch bệnh SARs trước đây, các ca bệnh đầu tiên phát hiện ở cơ sở khám chữa bệnh, vì vậy, phối hợp với cơ sở y tế dự phòng chẩn đoán bệnh là quan trọng. Dù dịch bệnh đang bùng phát tại 4 nước Tây Phi nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng, hoang mang.
Theo Thanh Hương (Hà Nội mới)