Ethiopia - quốc gia vẫn ở năm 2016
Ngày 11.9.2024, người dân Ethiopia sẽ tổ chức lễ tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Tuy nhiên, vào thời khắc chuyển giao này, theo lịch của người Ethiopia, quốc gia Đông Phi mới chỉ bắt đầu năm 2017. Tại sao quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi này lại đi sau phần còn lại của thế giới đến 7 năm và 8 tháng?
Câu trả lời nằm ở truyền thống có từ hàng thế kỷ qua. Tại nước này, năm sinh của chúa Jesus Christ (Giêsu Kitô) được xác định là chậm hơn so với lịch “phương Tây” 7 - 8 năm. Mặc dù phần lớn các quốc gia trên thế giới điều chỉnh theo lịch dương, nhưng Ethiopia vẫn giữ lịch riêng của nước này. Theo đó, 1 năm ở nước này có 13 tháng, trong đó 12 tháng có 30 ngày, còn tháng thứ 13 có thể là 5 hoặc 6 ngày (nếu là năm nhuận). Vì vậy, du khách đến Ethiopia thường có cảm giác như quay trở về quá khứ.
Ethiopia sử dụng hệ thời gian 12 giờ trong 1 ngày. Ảnh: Minasse Wondimu Hailu/Anadolu Agency/Getty Images
Do các hoạt động kinh doanh và giáo dục quốc tế ở Ethiopia thường theo lịch dương nên nhiều người dân ở đây chỉ có thể sử dụng đồng thời vừa lịch truyền thống vừa lịch phương Tây. Điều này cũng gây không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như việc làm giấy khai sinh cho trẻ.
Không chỉ khác biệt về ngày, tháng, năm, Ethiopia còn có hệ thống thời gian riêng. Trong khi hầu hết các quốc gia bắt đầu một ngày từ nửa đêm, quốc gia châu Phi này sử dụng hệ thời gian 12 giờ, bắt đầu từ 1 giờ sáng. Điều này có nghĩa là khi thời gian ở các nước là 7 giờ sáng thì đối với người dân Ethiopia sẽ là 1 giờ sáng. Vì vậy, du khách đến Ethiopia thường có cảm giác như quay trở về quá khứ hoặc phải xác định rõ theo thời gian nào khi đặt vé máy bay đến đây hay hẹn gặp đối tác.
VÂN NHI (Theo CNN)