Di tích hay bãi rác ?
Đầm Đạm Thủy (xã Cát Minh, huyện Phù Cát) nổi tiếng vì cảnh đẹp, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ ngày 30.9.1996. Tuy nhiên, di tích này hiện đang bị xâm hại bởi vô số rác thải từ người dân và người đi đường (ảnh), khiến cảnh quan nơi đây trông nhếch nhác, hoang tàn và bốc mùi xú uế nồng nặc.
Đề nghị cơ quan quản lý di tích và chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục tình trạng này, trả lại môi trường trong lành và nét đẹp hoang sơ cho đầm Đạm Thủy.
Tin, ảnh: THIÊN TRÚC
Cảm ơn tác giả Thiên Trúc góp thêm tiếng nói để bảo vệ môi trường sống của chúng ta! Theo tôi, hiện nay, ngoài khu vực thành thị là có dịch vụ thu gom rác thải. Còn khu vực nông thôn, chính quyền và người dân hiện rất bức xúc về vấn đề thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Việc tìm ra những địa điểm để làm nơi cho dân đổ rác là không dễ. Bởi mỗi thôn, xóm đều cần ít nhất một nơi như vậy. Mà một xã thì rất nhiều thôn xóm. Nếu chọn được rồi, thì các hộ gần đó phản ứng. Còn nếu chọn nơi xa hơn thì ít ai chịu khó ra đó đổ rác. Đổ rồi, thì cũng phải có kinh phí thuê người đốt, xử lý...Rất nhiều vấn đề đặt ra mà không giải quyết được. Một nguyên nhân Đặc Biệt làm cho việc xử lý rác tại hộ gia đình nông thôn ách tắc, đó là túi nylon tái chế. Trước đây, rác sinh hoạt ở nông thôn chủ yếu là có nguồn gốc thiên nhiên, bà con chôn lấp làm tốt đất hoặc đốt là cháy hết. Còn bây giờ, toàn là bao nylon tái chế, đốt không cháy, mà chôn cũng không hủy. Do đó, không có nơi để tập kết rác, thì bà con quăng