Người bị răng hô nhẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng hô
Răng hô nhẹ hay còn được gọi với những tên gọi quen thuộc khác là răng vẩu, khớp cắn ngược, đây là tình trạng bị sai lệch khớp cắn, không chỉ gây mất thẩm mỹ cho vẻ ngoài của khuôn mặt mà còn tạo nên những bất cập trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc. Vậy với trường hợp khớp cắn ngược thì chúng ta nên làm gì?
Tìm hiểu về tình trạng răng hô nhẹ
Răng hô hay còn được gọi răng vẩu, răng vồ là một loại biến dạng ở răng hàm mặt phổ biến với dấu hiệu răng nhô ra quá mức thuộc hàm trên hoặc cả hai hàm. Trường hợp thường gặp nhất là răng hô cửa trên và dưới, hàm trên, hàm dưới sẽ có hiện tượng nhô ra phía trước. Ngoài ra, răng khểnh cũng được xem là một dạng của răng hô nhẹ . Nhìn chung, với kiểu biến dạng này tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến các chức năng răng nhưng ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm giác mất tự tin khi giao tiếp.
Người bị răng hô nhẹ thường dễ thấy nhất chính là môi hở, răng lộ ra ngoài, ở trạng thái tự nhiên phần môi khó khép lại, khi cười sẽ bị lộ nướu. Răng cửa ở trên và dưới nghiêng về phía môi, thường đi kèm tình trạng răng mọc chen chúc, không đều, răng cửa chìa ra ngoài.
Những biến chứng của răng hô nhẹ
Những trường hợp khiếm khuyết về răng như khớp cắn ngược (móm) hay răng hô nhẹ đều có thể gây ra những biến chứng về tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhai, nghiền thức ăn của răng... Cụ thể có thể kể đến như:
• Làm mất thẩm mỹ khuôn mặt: Biến chứng dễ thấy nhất và lớn nhất của răng hô chính là mất đi tính thẩm mỹ, khiến cho nhiều người gặp tình trạng này mất đi sự tự tin và ngại giao tiếp.
• Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai: Người bị răng vẩu, hô chỉ khó khăn trong nhai nuốt, đôi khi có thể gặp tình trạng va chạm răng và môi gây tổn thương môi, nướu hoặc có thể gây ra hóc, nghẹn, làm ảnh ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa.
• Cản trở sinh hoạt hàng ngày: Biến chứng về khớp cắn sẽ làm cản trở sinh hoạt, đặc biệt là trong chăm sóc, vệ sinh răng miệng.
Răng hô làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Ngoài ra, một số trường hợp răng hô nhẹ có thể gây ra những biến chứng, bệnh lý về đường ruột, việc khớp cắn không đúng vị trí khiến cơ nhai gặp trục trặc làm cho thức ăn không được nghiền nhỏ mà đi xuống vùng dạ dày gây ra các bệnh lý liên quan đến đường ruột và tiêu hóa.
Điều trị để cải thiện tình trạng răng hô nhẹ
Tùy vào từng trường hợp của người bị răng hô nhẹ cũng như khả năng tài chính mà sẽ có những phương pháp điều trị, cải thiện khác nhau. Một vài phương pháp điều trị răng hô nhẹ được áp dụng như: phẫu thuật răng hô, bọc răng sứ hoặc niềng răng.
Chỉnh hình răng sứ
Với những trường hợp người bệnh bị răng hô nhẹ, chỉnh hình bằng cách bọc răng sứ cũng là một trong những giải pháp giúp cải thiện đáng kể tình trạng bị hô.
Tuy nhiên, phương pháp làm răng sứ này chỉ hiệu quả với trường hợp lệch khớp nhẹ do răng. Ưu điểm của phương pháp này:
• Thời gian cải thiện và phục hồi nhanh, không mất nhiều thời gian
• Cải thiện màu sắc, dáng răng như mong muốn
• Đạt tính thẩm mỹ cao do răng sứ được thiết kế có màu sắc như răng thật
Tuy vậy, cần lưu ý đó là với phương pháp bọc răng sứ, người bệnh sẽ phải thực hiện công đoạn mài cùi răng thật, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sức khỏe răng miệng. Do đó, cần phải được chăm sóc răng miệng kỹ và hạn chế tối đa sử dụng các loại thức ăn cứng, dai.
Bọc răng sứ được xem là giải pháp nhanh chóng để điều chỉnh răng hô nhẹ
Niềng răng cải thiện răng hô nhẹ và khớp cắn ngược
Niềng răng có thể xem là giải pháp phù hợp với tình trạng răng hô và khớp cắn ngược từ nhẹ cho đến nặng. Những người khi gặp trường hợp này sẽ thường chọn niềng răng bởi phương pháp này có ưu điểm chính là cải thiện khớp cắn tốt mà vẫn có thể bảo tồn răng thật tối đa. Người bệnh cũng không cần mài răng mà vẫn điều chỉnh răng và khớp cắn đúng vị trí.