Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ ở vùng cao
(BĐ) - Chiều 28.12, Hội đồng Hội đồng Khoa học Công nghệ chuyên ngành tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển lâm sản ngoài gỗ tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Bình Định”, do kỹ sư Nguyễn Đình Lâm, Chi cục Lâm nghiệp (thuộc Sở NN-PTNT) làm Chủ nhiệm.
Qua 2 năm nghiên cứu (từ tháng 7.2013 đến tháng 12.2014), tác giả và nhóm cộng sự thực hiện đề tài đã đánh giá được thực trạng, khả năng phát triển lâm sản ngoài gỗ ở ba xã vùng cao: Canh Liên (Vân Canh), An Toàn (An Lão) và Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) rất đa dạng và phong phú; bước đầu thống kê được 120 loài lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc thực vật và 80 loài có nguồn gốc động vật. Tình trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ rong đó, đồng bào dân tộc thiểu số thường thu hái 17 loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao để bán tăng thu nhập cho gia đình.
Đề tài đã thực hiện hai mô hình trồng thử nghiệm, đánh giá chất lượng dược liệu của hai loài cây Giảo cổ lam và Kim tiền thảo trong mô hình trồng và cây mọc tự nhiên ở các xã vùng cao của tỉnh. Kết quả đã xác định được quá trình sinh trưởng, phát triển và chất chiết xuất được trong cây để phục vụ sản xuất dược liệu.
Đánh giá về tình hình khai thác và mức độ phụ thuộc sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số vào từng nhóm lâm sản ngoài gỗ, tác giả và nhóm nghiên cứu đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển một số lâm sản ngoài gỗ chủ yếu.
THU HIỀN