Bao giờ hết thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức?
Xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức (CCVC) khi họ có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian qua, một số sở, ngành cũng gặp lúng túng về thời hiệu xử lý kỷ luật CCVC.
Đơn cử, tại cơ quan S., năm 2010, một số CCVC của đơn vị sai phạm trong lĩnh vực chuyên môn. Sau khi tiến hành xác minh, đến tháng 10.2011 đơn vị mới có kết luận chính thức về sai phạm của họ. Và, 16 tháng sau, cơ quan CA có kết quả xác minh về vụ việc này và yêu cầu đơn vị xử lý nghiêm đối với người sai phạm theo thẩm quyền…
Khoản 1 Điều 53 Luật Viên chức quy định: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm”.
còn theo khoản 1 điều 6 Nghị định số 34/2011/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 27/2012/NĐ-CP, thì: “Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật”.
Như vậy, việc xem xét kỷ luật CCVC được thực hiện trong thời hiệu là 24 tháng kể từ thời điểm họ có hành vi vi phạm. Hết thời hiệu, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ không được xem xét kỷ luật nữa, mặc dù kết luận điều tra, thanh tra có thể xác định cán bộ, CC-VC có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của CCVC xảy ra trước thời điểm Luật cán bộ, công chức; Luật Viên chức có hiệu lực, vấn đề đặt ra là lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật nào để xử lý trường hợp đó.
Trước tiên, phải áp dụng nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó”.
Tuy nhiên, nếu việc thực hiện theo khoản này gây bất lợi cho đương sự thì phải áp dụng nguyên tắc hồi tố có lợi cho đương sự được quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới”.
Quy định về thời hiệu như trên là cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức xem xét kỷ luật CCVC. Còn trong thời hiệu mà không xem xét xử lý kỷ luật hoặc đã hết thời thời hiệu mà vẫn xem xét xử lý kỷ luật đối với họ đều là hành vi vi phạm pháp luật. Thiết nghĩ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi xem xét kỷ luật đối với CCVC phải tuân thủ các quy định của luật, trong đó có thời hiệu xử lý kỷ luật đối với CCVC.
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh
Kính gửi Luật sư Em kính nhờ Luật sư giải đáp giúp em trường hợp sau ạ: Em là viên chức nhà nước (đơn vị sự nghiệp công lập). Em giữ tiền dùm cho Lãnh đạo từ tháng 10/2014 đến tháng 01/2016. Tháng 9/2016 cơ quan em bị công an điều tra. Ngày 06/12/2017 em bị khởi tố về tội " Lập quỹ trái phép". Ngày 29/7/2019, tòa án tuyên có tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, liên đới trách nhiệm bồi thường số tiền đã giữ. Các lãnh đạo kháng án, em không kháng án. Ngày 20/9/2019, cơ quan gọi em vào làm việc bình thường. Ngày 14/11/2019 tổ chức họp kiểm điểm kỉ luật em, căn cứ vào bản án có hiệu lực từ ngày 30/8/2019. Do em viết bản kiểm điểm không tự nhận hình thức kỉ luật nên Hội đồng kỉ luật chưa thông qua hình thức kỉ luật. Hội đồng làm biên bản trình cấp trên chờ bản án phúc thẩm mới xử lý kỉ luạt em. Nhờ luật sư tư vấn giúp em: - Em chưa hiểu lắm về thời hiệu và thời hạn xử lý kỉ luật viên chức. Trường hợp xác định thời hiệu kỉ luật em là căn cứ vào thời gian em bị khởi tố hay là thời gian tòa sơ thẩm tuyên án ạ. - Như trường hợp của em thì khia nào mới hết thời hạn và thời hiệu xử lý kỉ luật ạ. - Em không kháng án, nhưng Hội đồng kỉ luật xin chờ bản án phúc thẩm mới ki luật em như vậy có đúng theo quy định không Xin cám ơn Luật sư nhiều ạ! Trân trọng kính chào. Em gái nhơ giúp đỡ
một người vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính năm 2007, đến năm 2013 mới phát hiện thì xử lý thế nào xin thạc sĩ cho biết?