Người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Một bạn đọc xin không nêu tên, hỏi: Tôi làm tài xế lái xe tải thuê cho một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh vận tải, được trả lương hàng tháng. Chẳng may tôi gây tai nạn, làm gãy chân một người, tốn tiền thuốc men, bồi dưỡng cho họ gần 10 triệu đồng. Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, tôi có đề nghị chủ doanh nghiệp hỗ trợ lại số tiền trên nhưng chủ doanh nghiệp không đồng ý. Vậy trách nhiệm lo cơm thuốc là của tôi hay của chủ doanh nghiệp vận tải ?
Trả lời: Theo khoản 2 điều 623 Bộ luật Dân sự quy định Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Ðối chiếu với quy định vừa nêu trên, thì ông phải có trách nhiệm bồi thường cơm, thuốc trừ trường hợp khi ký kết hợp đồng lao động giữa ông và chủ doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
B.B.Ð