Nhịp cầu vui trên sông Ngòi
Cuối tháng 10.2015, bà con hai thôn An Quang Tây và Ngãi An (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) vui mừng đặt những bước chân đầu tiên lên cây cầu Núi Đá bắt qua sông Ngòi - thành quả của sự chung sức giữa nhà tài trợ, chính quyền địa phương và người dân.
Mong ước thành hiện thực
Cảnh lội sông hoặc chèo sõng qua sông để giao thương, học hành của gần 60 hộ dân sinh sống ở 2 thôn Ngãi An và An Quang bắt đầu từ khi lập làng. Nhớ lại những ngày tháng cách trở ấy, bà Nguyễn Thị An (67 tuổi, ở thôn An Quang Tây) thở dài. Bà bảo: “Đời cha tui, đến đời tui, rồi con tui đều phải băng qua khúc sông rộng khoảng 50m này bằng sõng vào mùa mưa hoặc lội bộ vào mùa nắng. Lúa thóc, con gà hay quả trứng đem ra ngoài bán cũng thông qua đường ấy. Con nhỏ đi học đều phải có cha mẹ đưa đón. Nhưng, bà con xóm tui sợ nhất vẫn là khi có người đau ốm đột xuất hay sinh nở phải đưa nhanh qua sông”.
Cầu Núi Đá bắt qua sông Ngòi đã đem đến nhiều niềm vui cho người dân.
Bỏ lại những vất vả, cách trở sông nước của ngày tháng cũ, ngày 28.10, bà con hai thôn háo hức tập trung bên bờ sông Ngòi, để cùng chia sẻ niềm vui bên cây cầu Núi Đá đã tượng hình. Những đứa trẻ chạy nhảy, nô đùa trên cầu. Người lớn tuổi nở nụ cười điềm đạm. Các cô, các bà đội nón lá, đưa nhau đi qua đi lại như để cảm nhận rõ hơn sự hiện diện của cây cầu mơ ước.
Ông Nguyễn Đờn (63 tuổi, ở thôn Ngãi An) bày tỏ trong bùi ngùi xúc động: “Người ở quê mong ước đơn giản lắm. Ước cho con đường, cây cầu vững chãi để thông thương dễ dàng, con cháu học hành đỡ vất vả, người già muốn đi đâu xa cũng có thể nhờ con cháu “đèo” giúp. Hôm nay, nhìn cây cầu trắng nổi bật giữa hai bờ, bà con quê tui mừng lắm. Mừng nhất là đời con cháu mình không phải khổ chuyện đi lại như mình ngày xưa”.
Hướng mắt về những đứa trẻ đang tụm năm tụm bảy trên cầu, ông Đờn nói thêm: “Lúc cầu vừa làm xong, từ người lớn trong làng đến trẻ con đều rủ nhau qua lại cầu mấy lượt. Tui thích cùng mấy ông bạn cùng tuổi chiều chiều dạo ra cầu, đứng nhìn mấy đứa nhỏ đi học về hoặc qua bên kia bờ thăm hỏi mấy hộ nuôi tôm”.
Chung sức “Nối nhịp cầu vui”
Cầu Núi Đá được tạo thành từ sự hỗ trợ 80 triệu đồng của chương trình “Triệu viên gạch hồng- Nối nhịp cầu vui” của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) và nguồn đối ứng của UBND xã Cát Khánh với hơn 50 triệu đồng. Đặc biệt, 30 hộ dân của thôn An Quang Tây còn tham gia đóng góp 10 triệu đồng vào xây dựng cầu. Sự đồng lòng chung sức của bà con địa phương làm cho cầu Núi Đá mang ý nghĩa đặc biệt hơn.
Ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: “Nhiều năm qua, chính quyền địa phương nhận thấy nhu cầu bức thiết của bà con thôn An Quang Tây và Ngãi An nhưng vì kinh phí hạn hẹp nên việc làm cầu vẫn cứ dở dang. Được doanh nghiệp ủng hộ, lại thêm người dân nhiệt tình tham gia đóng góp, UBND xã quyết định trích ngân sách địa phương để giúp bà con được hưởng lợi từ công trình”.
Nhận thấy ý nghĩa tích cực của công trình và niềm vui khôn tả của người dân, tại lễ khánh thành cầu Núi Đá, đại diện Dai-ichi Life Việt Nam đã đề xuất sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh phí thi công hành lang cầu để bà con đi lại thuận tiện hơn. Được biết, hoạt động này sẽ được triển khai ngay trong tháng 11 này.
Ông Đào Quốc Trung, Phó Tổng giám đốc phát triển mạng lưới kinh doanh Dai-ichi Life Việt Nam cho biết thêm: “Cầu Núi Đá là 1 trong 10 cây cầu được công ty hỗ trợ thực hiện tại các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn thuộc nhiều vùng miền trong cả nước. Tại Bình Định, chúng tôi vui mừng vì người dân và chính quyền địa phương đã đồng hành tham gia ủng hộ, cùng đóng góp thêm kinh phí xây dựng cây cầu mang nhiều ý nghĩa”.
NGUYỄN MUỘI
Xây cầu trong… 30 phút Thứ bảy, 17/10/2015 14:44 (AGO) - Ngỡ như trò chơi lắp ráp của trẻ con, kỹ sư nông dân” trình độ… trường làng đã phát minh cách xây cầu “siêu tốc”, với chi phí rẻ, độ bền lại rất cao… Khoảng cuối năm 2014, Báo An Giang điện tử đã có bài viết giới thiệu mô hình xây cầu siêu tốc của anh Lê Văn Cư (thường gọi Ba Đạt), nông dân ấp xã Lương An Trà (Tri Tôn). Khi đó, nhóm của anh Đạt chỉ mất có 2 giờ để hoàn thành cây cầu bắc qua con kênh rộng 26m. Sau thời gian mày mò nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, “kỹ sư nông dân” này đã rút ngắn thời gian từ lúc ráp cầu đến lúc thông xe còn ngắn hơn cả một hiệp đấu bóng đá. Cách làm của Ba Đạt là đo khoảng cách giữa 2 bờ kênh, cắm cọc để người dân đổ mang cá. Việc hàn khung cầu được thực hiện ở nhà người dân nào có mặt bằng rộng và nguồn điện ổn định. Khi mọi thứ đã sẵn sàng “kỹ sư nông dân” bắt tay vào ráp nối. Nhân dịp cuối tuần, phóng viên Báo An Giang điện tử đã tháp tùng cùng nhóm của Ba Đạt để mục sở thị việc bắc cầu trong 30 phút – tốc độ mà ít ai dám nghĩ tới đối với cây cầu sắt vững chãi dài 22m, rộng 2m. Công trình được thực hiện ở vùng nông thôn điều kiện giao thông khó khăn thuộc ấp Kênh 9, thuộc xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Chi phí xây cầu chỉ khoảng 30 triệu đồng, chưa bằng một nửa cầu treo dây văng và bằng 1/10 so cầu bê tông, nhưng thời gian sử dụng trên 20 năm. 9 giờ 30 phút sáng 17-10, chiếc cầu hàn sẵn được chở vào kênh Hiện trạng cây cầu cũ lắc lư Cau-sieu-toc-3.jpg Cầu được hàn sẵn gần như hoàn thiện Cau-sieu-toc-4.jpg Móc đầu ròng rọc chuẩn bị kéo lên Cau-sieu-toc-6.jpg Cau-sieu-toc-7.jpg Cau-sieu-toc-8.jpg Đưa nhịp cầu vào bờ Cau-sieu-toc-9.jpg Móc nhịp cầu thứ 2 Cau-sieu-toc-10.jpg Ráp nối 2 nhịp cầu Cau-sieu-toc-11.jpg Kéo cây cầu sang bờ Cau-sieu-toc-13.jpg Đưa cầu vô mang cá Cau-sieu-toc-14.jpg Chỉnh sửa mố cầu Cau-sieu-toc-15.jpg Đúng 10 giờ, cầu chính thức thông xe Cau-sieu-toc-16.jpg Niềm vui của Ba Đạt (bìa phải) và người dân địa phương khi cầu hoàn thành Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN Thẻ : An Giang, NGÔ CHUẨN, Xây cầu trong… 30 phút