Đầu tư gần 10,8 tỉ đồng sửa chữa, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 637
(BĐ) - Chiều 19.3, ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp tuyến tỉnh lộ 637 (Vườn Xoài - Vĩnh Sơn).
Theo đó, công trình được triển khai từ Km 25+500 đến Km 29+200 (thuộc thị trấn Vĩnh Thạnh), chiều dài 3,7 km; tổng mức đầu tư gần 10,8 tỉ đồng, do Sở GTVT làm chủ đầu tư với nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương phân bổ. Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2017.
Trước đó, trong năm 2015, báo Bình Định đã có nhiều tin, bài phản ánh thực trạng tuyến tỉnh lộ 637 (Vườn Xoài - Vĩnh Sơn) bị hư hỏng, xuống cấp nặng ở nhiều đoạn, gây khó khăn cho phương tiện khi tham gia giao thông, ảnh hưởng đến giao thương của người dân ở địa phương; trong đó, có đoạn từ Km 25+500 đến Km 29+200.
TRỌNG LỢI
Đường cao hơn nhà thì nước mưa lại chảy từ đường vào nhà dân. Để khắc phục người dân lại phải sửa nhà và nâng nền nhà cao hơn mặt đường. Nhưng khi đường bị hư hỏng các ông làm đường lại tiếp tục đổ nhựa để sửa chữa và nâng cấp đường cao thêm. Cứ làm như vậy sau vai năm, nhà dân lại bị thấp hơn đường và tiếp tục bị nước mưa chảy vào nhà. Cách làm đường kiểu này chỉ có lợi trước mắt cho các ông làm đường. Còn người dân chịu thiệt hại rất lớn, khi gần như toàn bộ các nhà phải sửa chữa hoặc xây lại cho nước mưa khỏi vào nhà. Nếu tiếp tục làm như vậy thì đây chẳng khác gì một cuộc chiến giữa nâng đường và nâng nhà mà không có hồi kết. Nhưng kết quả cuối cùng thì thiệt hại rất lớn luôn thuộc về người dân. Các nước văn minh người ta quy hoạch cao độ mặt đường và cao độ nhà dân rất chuẩn, đường cũng làm rất tốt hầu như không bị lún. Người dân yên tâm không sợ bị nước mưa vào nhà nên các nhà xây liền kề có cao độ nền bằng nhau trông khu phố rất đẹp, mua bán thuận tiện. Nên dân mới giàu có được. Nếu trường hợp đường bị hư hỏng thì người ta phải đào lên, xử lý triệt để từ bên dưới, sau đó trải nhựa lên trên cùng nhưng cao độ mặt đường sau khi sửa chữa vẫn không thay đổi so với cao độ ban đầu. Người dân nghèo, đường sá hư hỏng nhưng khi thấy sửa đường thị ai cũng sợ và lo lắng. Vì đường lại cao hơn nhà và lại phải sửa nhà tiếp...