Ðể lại dấu chân
Huyền Trân đại sư đã xuống tóc hơn một năm mà vị trụ trì vẫn cho ông ấy đi hóa duyên. Ngày kia, đã vào buổi chiều nhưng Huyền Trân vẫn chưa chịu thức dậy. Vị trụ trì thấy rất lạ, nên đã vào phòng của Huyền Trân. Thấy bên giường lại có rất nhiều dép rách, vị trụ trì hỏi: “Hôm nay con không đi hóa duyên à? Sao lại có nhiều dép rách ở đây?”.
Huyền Trân đại sư trả lời một cách rất phẫn nộ: “Người khác mang đôi dép hơn một năm mà vẫn không rách, còn con đã hư bao nhiêu đôi rồi”. Nghe xong, vị trụ trì lập tức hiểu ra và nói: “Hôm qua có một trận mưa, con hãy theo ta đến trước cửa chùa mà xem thử”.
Con đường ở trước chùa chỉ là một miếng đất màu vàng và khô cằn. Trụ trì vỗ vào vai đại sư: “Con muốn làm một hòa thượng chỉ sống qua ngày, hay một hòa thượng được nhiều người biết đến?”. “Đương nhiên con muốn là một danh tăng”. Trụ trì nói tiếp: “Hôm qua, phải chăng con đã đi qua con đường này”. Huyền Trân trả lời: “Đương nhiên”. Trụ trì hỏi tiếp: “Vậy con có thể tìm kiếm dấu chân của mình không?”. Huyền Trân: “Hôm qua, con đường này vừa cứng vừa khô cằn, làm sao tìm thấy dấu chân của con?”.
Trụ trì im lặng, từng bước đi vào chỗ bãi lầy. Đi hơn mười mấy bước, đột nhiên dừng lại: “Hôm nay, thầy đi một vòng trên con đường này, con tìm thấy dấu chân của thầy chứ?”. Huyền Trân: “Đương nhiên là được rồi”.
Trụ trì nói tiếp: “Đi trên bãi lầy mới có thể để lại dấu chân, trên đời này chẳng phải như vậy sao. Những người chưa từng trải qua sóng gió cũng giống như đi trên con đường vừa khô vừa cứng vậy, làm sao để lại dấu chân?”. Nghe xong, Huyền Trân tỉnh ngộ.
(Theo nghethuatsong.org)