ADB đối mặt phép thử lớn nhất trong 5 năm tới
Trong bối cảnh các tổ chức tài chính quốc tế đều cam kết hợp tác và hành động như "những nhà môi giới thật thà" nhằm hỗ trợ cho lĩnh vực tư nhân, những nền kinh tế nghèo hơn và tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cũng như những vấn đề chung, chẳng hạn như biến đổi khí hậu. Thách thức lớn nhất của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đó là sự tồn tại của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc, trong khi đó ngân hàng cũng phải xác định rõ lợi thế cạnh tranh của mình giữa lúc Mỹ, một cổ đông sáng lập, đang cân nhắc cắt giảm tỷ lệ đóng góp vào ngân hàng này.
ADB đã cam kết cho vay tới 17 tỷ USD trong năm 2016 và hướng tới mục tiêu đạt 20 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Tuy nhiên, việc trái phiếu và thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi dễ bị tác động có nguy cơ làm tăng số tiền cam kết cho vay hàng tháng của ADB.
Bất chấp những thành tựu đạt được trong 50 năm qua, 5 năm tới sẽ là phép thử quan trọng đối với ADB.
Châu Á có khoảng 1,5 triệu người đang ở trong tình trạng đói nghèo, chỉ kiếm được chưa đầy 3 USD mỗi ngày, do vậy các dịch vụ giáo dục và xã hội đang được chú trọng và xem là những ưu tiên hàng đầu để phục vụ cho "tăng trưởng toàn diện".
Việc duy trì môi trường bền vững cũng thu hút 80 dự án với kinh phí 11 tỷ USD trong năm 2016, bao gồm phát triển năng lượng sạch, vệ sinh môi trường và nâng cấp giao thông.
Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp và tài chính chiếm 3 tỷ USD trong nguồn phân bổ cho vay của ADB, tập trung vào các khu vực nông thôn và kinh doanh nhỏ lẻ. Thương mại và các chương trình tài chính chuỗi cung ứng chiếm 2 tỷ USD.
Giữa lúc ADB bắt đầu một giai đoạn mới với những thách thức lớn như vậy, đại diện các thể chế tài chính thế giới lại lên tiếng kêu gọi ADB không đi theo mô hình hiện nay, mà nên hoạt động dựa trên các nền tảng cơ bản về hiện đại hóa vốn thị trường và ngân hàng để trở thành một "nhà môi giới thật thà" theo đúng nghĩa của nó.
Hồng Hà (Theo Asia Times)