Cần xem báo chí văn nghệ là một sản phẩm hết sức đặc thù
Ngày 11.9, Hội nghị báo chí văn nghệ toàn quốc năm 2013 đã diễn ra tại TP Đà Nẵng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương phối hợp tổ chức với sự tham dự đông đảo đại diện các cơ quan báo chí, tổng biên tập cơ quan báo chí văn nghệ Trung ương, địa phương.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn đã đặt ra nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến tình hình hoạt động của báo chí nói chung và báo chí văn nghệ nói riêng.
Bản báo cáo của Cục Báo chí khẳng định: Các cơ quan báo chí đã nêu cao trách nhiệm chính trị, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước; đóng góp mạnh mẽ trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và các vấn đề xã hội, an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên bên cạnh đó, báo chícũng không tránh khỏi bộc lộ những vấn đề thiếu sót và chậm được khắc phục như đưa tin sai sự thật, xúc phạm nhân phẩm uy tín của tổ chức cá nhân hay đăng tải các thông tin nhạy cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa Việt Nam.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày tham luận xoay quanh vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động của báo chínói chung và báo chí văn nghệ nói riêng, các giải pháp đầu tư trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phẩm chất năng lực của đội ngũ biên tập viên, kỹ thuật viên và chế độ nhuận bút cho các phóng viên, cộng tác viên, việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chínhằm đổi mới mạnh mẽ khối báo chí, tạp chívăn nghệ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Đặc biệt, bên cạnh sự lấn lướt ngày một vượt trội, như là xu thế tất yếu của việc “đọc-nghe-nhìn” mới từ công chúng của thông tin điện tử, báo chí in nói chung, báo chí văn nghệ nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng in và phát hành sụt giảm liên tục; do thiếu hụt tài chính, đã phải gộp kỳ phát hành, thay vì hằng tháng là hằng quý, rồi nửa năm 1 kỳ… có báo sắp phải đóng cửa hoặc thay đổi hình thức tiếp cận độc giả.
Ngoài ra cũng do hạn hẹp về tài chính và hạn chế tư duy, tầm nhìn; nhất là chưa chịu “đổi mới công nghệ làm báo”, nhất là đặc thù của báo chí văn nghệ, rất cần những hình thức tiếp cận công chúng sinh động và sâu rộng; nhiều báo-tạp chívăn nghệ vẫn giữ cách làm cũ; không chỉ đơn điệu mà thậm chí là đơn giản, chưa tôn trọng người đọc… dẫn đến khó khăn trong phát hành, ấn phẩm làm ra nhưng không ai đọc, không thể phát hành.
Liên quan đến chủ đề nhìn nhận lại 15 năm triển khai xây dựng và phát triển nền văn hoáViệt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII, Phó giáo sư, TS Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật TƯ cũng cảnh báo một xu hướng nổi lên hết sức quan ngại, đó là lược bỏ dần nội dung Văn học kháng chiến, văn học cách mạng trong giảng dạy Ngữ văn ở học đường, trong giảng đường. Đây là vấn đề đáng được báo động khẩn cấp và dứt khoát cần phải được chấn chỉnh.
Dẫn lời Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, TS Đào Duy Quát khẳng định: “Chúng ta đã phải trả giá cho việc không xem sản phẩm-tác phẩm báo chí cách mạng nói chung – đặc biệt là báo chívăn nghệ nói riêng là một loại hàng hóa hết sức đặc thù. Loại hàng hóa có tác động đến tâm tư tình cảm, quan điểm của người sử dụng một cách sâu sắc; thậm chí có khảnăng cảm hóa, giáo dục, bồi dưỡng nên một nhân cách.
Chúng ta xem sản phẩm-tác phẩm báo chílà một dạng hàng hóa bình thường, chịu sự chi phối và điều chỉnh của nền kinh tế hàng hóa; của quy luật kinh tế thị trường như bình thường… nên chúng ta phải trả giá thôi. Chúng tôi từng thống kê có tờ báo, trong một số báo đưa đến 70 tin vắn, tin ngắn, tin dài rồi cả bài, ảnh về 70 vụ cướp-giết-hiếp. Rồi có tờ báo chuyên đề thể thao, lại say sưa khai thác, đưa các vụ scandal tình ái, quan hệ nam-nữ của các VĐV. Kèm theo các bài vở này là những hình ảnh hở hang, gợi dục…; chạy theo thị hiếu, cảm thụ thẩm mỹ của một bộ phận độc giả, chạy theo thị trường. Đó là cái giá chúng ta phải trả!”.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đề nghị cần tiếp tục triển khai các công việc đã làm trước đây và triển khai thực hiện 9 định hướng của hoạt động báo chí trong thời gian tới. Về phần mình, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến của các đại biểu để tham mưu giúp Chính phủ trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách đối với hoạt động báo chí nói chung, báo chí văn nghệ nói riêng... Thứ trưởng cũng nhấn mạnh đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo chí văn nghệ trẻ. Đặc biệt, hiện có sự hụt hẫng về đội ngũ báo chí văn nghệ địa phương. Theo đó, phải có lộ trình xây dựng và chuẩn bị nguồn cho đội ngũ văn nghệ kế cận này. Thứ trưởng cho rằng, cần đặt hoạt động báo chí nói chung, hoạt động báo chí văn nghệ nói riêng trong xu hướng phát triển chung của xã hội.
Chúng tôi từng thống kê có tờ báo, trong một số báo đưa đến 70 tin vắn, tin ngắn, tin dài rồi cả bài, ảnh về 70 vụ cướp-giết-hiếp. Rồi có tờ báo chuyên đề thể thao, lại say sưa khai thác, đưa các vụ scandal tình ái, quan hệ nam-nữ của các VĐV. Kèm theo các bài vở này là những hình ảnh hở hang, gợi dục…; chạy theo thị hiếu, cảm thụ thẩm mỹ của một bộphận độc giả, chạy theo thị trường. Đó là cái giá chúng ta phải trả! (PGS.TS Đào Duy Quát - Phóchủtịch HĐ LLPB Văn học Nghệ thuật TƯ)
. Theo Trung Sáng (Văn Hóa online)