Vì sao không nên đốt chất thải nhựa?
Đốt chất thải nhựa được xem là một giải pháp đơn giản để “giảm tải” rác thải. Tuy nhiên, phương pháp này cực kì gây hại cho sức khỏe cũng như môi trường của chúng ta.
Hít phải khói từ rác thải bằng nhựa sẽ gây ho, khó thở, chóng mặt và ung thư.
Chất thải nhựa chứa khí carbon và hydro. Hai loại khí này cùng với clorua thường được tìm thấy trong thức ăn thừa. Hỗn hợp này khi bị đốt sẽ thải ra khí độc hại cho con người.
Trưởng khoa Khoa học Môi trường thuộc Đại học Indonesia, ông Emil Budianto, cho biết khi chất thải nhựa và thức ăn thừa được đốt lên, chúng sẽ sản sinh ra chất dioxin và furan - hai loại hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Hai chất độc hại này dù tiếp xúc chỉ một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong.
Nếu hít phải dioxin ngay lập tức sẽ gây ho, khó thở và chóng mặt. Nếu bị phơi nhiễm dioxin trong thời gian dài sẽ dẫn tới ung thư.
Tác hại khác của việc đốt chất thải là gây ô nhiễm môi trường. Nó có thể phá hủy tầng zone của chúng ta và có tác hại như hiệu ứng nhà kính.
Phương pháp xử lý chất thải thân thiện với môi trường là nên đốt rác trong các lò ở nhiệt độ 1.000 độ C. Về lâu dài, chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng các đồ nhựa như: túi nhựa, chai nhựa…
Hồng Hà (theo JP)