• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Chính trị

Nghiên cứu, tuyên truyền về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

Bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại miền Trung- Tây Nguyên, nhiều năm qua Học viện Chính trị khu vực III còn quan tâm nghiên cứu, tuyên truyền và tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Với chức năng, nhiệm vụ được phân công, Học viện Chính trị khu vực III hằng năm đều tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ, quản lý chủ chốt các cấp tại miền Trung - Tây Nguyên. Trong nhiệm vụ chung này, Học viện xác định công tác nghiên cứu chủ quyền biển, đảo Việt Nam và tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là nội dung quan trọng, lâu dài.

Để đảm bảo triển khai nhiệm vụ trên bài bản, hiệu quả, Học viện đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa theo Quyết định số 2039/QĐ-HVCTQG ngày 24.5.2017 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, lịch sử, văn hoá, xã hội…; tập hợp biên tập và giới thiệu các tài liệu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phục vụ công tác đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, thông tin tuyên truyền; phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và truyền bá kiến thức khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 02 quần đảo kể trên.

Việc nghiên cứu về chủ quyền biển đảo Việt Nam luôn được đẩy mạnh,trở thành nhiệm vụ có tính đặc thù của Học viện Chính trị khu vực III.

Thông tin về nhiệm vụ này tại đơn vị, TS.Lê Nhị Hoà, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa- Học viện Chính trị khu vực III cho biết: Có 3 nội dung hết sức quan trọng được lãnh đạo Học viện và Trung tâm dành nhiều quan tâm, chỉ đạo, tổ chức triển khai. Đó là quan tâm tổ chức các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu về chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Học viện Chính trị khu vực III; xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phù hợp với các đối tượng; tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

TS.Lê Nhị Hoà khẳng định: Đối với nhiệm vụ nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo, Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa tập trung triển khai chủ yếu qua thực hiện các đề tài khoa học, hội thảo, toạ đàm; viết bài đăng tải trên các tạp chí quốc gia.

“Thời gian qua, đáng kể nhất là Học viện và Trung tâm đã triển khai thực hiện thành công đề tài cấp bộ “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài” do PGS.TS Trương Minh Dục làm Chủ nhiệm năm 2021; đề tài cấp bộ “Báo chí với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển đảo Việt Nam” do TS.Trần Văn Thạch làm Chủ nhiệm năm 2018. Cạnh đó, chúng tôi cũng đã triển khai thực hiện nhiều đề tài cấp cơ sở có chất lượng tốt" TS.Lê Nhị Hoà thông tin.

Cùng với việc nghiên cứu các đề tài khoa học cấp bộ và cấp cơ sở kể trên, nhiều đề tài nguyên cứu, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến liên quan đến lịch sử, chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trong đó có 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được Học viện Chính trị khu vực III và Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa triển khai hiệu quả, thiết thực liên tục nhiều năm qua. Trong đó, năm 2020 “Chương trình nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa (nhiệm vụ khoa học cấp Học viện do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà làm Chủ nhiệm, thực hiện từ 6.2019 đến 12.2020) với mục tiêu khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam ở Biển Đông trên cơ sở và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982; góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và tăng cường nhận thức chung giữa các quốc gia ven Biển Đông, thu hẹp sự khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc nhằm giải quyết hoà bình tranh chấp chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế; tăng cường tin cậy, tôn trọng lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhau trong quan hệ Việt Nam và Trung Quốc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định trên Biển Đông.

Qua nghiên cứu, tuyên truyền chủ quyền biển đảo, Học viện Chính trị khu vực III đã góp phần làm thất bại âm mưu xuyên tạc sự thật lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam mà các thế lực thù địch đang tập trung chống phá. 

“Việc triển khai “Chương trình nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa” đã bước đầu tạo môi trường, diễn đàn khoa học để tập hợp, xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà nghiên cứu về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Học viện Chính trị khu vực III; từng bước kết nối với các mạng lưới nghiên cứu về biển, đảo trong khu vực miền Trung và trên cả nước; thúc đẩy kênh giao lưu học giả nghiên cứu trong nước về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam và chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”- TS.Lê Nhị Hoà chia sẻ.

Theo đại diện Trung tâm nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa- Học viện Chính trị khu vực III, từ Hội thảo “Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa” diễn ra vào tháng 1.2019, nhiều giảng viên, nghiên cứu tại Học viện Chính trị khu vực III tiếp tục nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu về chủ quyền biển đảo, chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trên nhiều tạp chí quốc gia, hội thảo quốc gia, hội thảo quốc tế.

Theo ĐÌNH TĂNG (ĐCSVN)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bí thư Hải Dương vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật  (11/8/2022)  
Để xây dựng Đảng, phải nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên  (11/8/2022)  
Nhà báo Nguyễn Sỹ Thắng được bổ nhiệm Trưởng Cơ quan thường trú TTX Việt Nam tại Bình Định  (10/8/2022)  
Việt Nam và Campuchia sẽ luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau  (10/8/2022)  
Bộ NN&PTNT công bố hiện trạng rừng năm 2021  (10/8/2022)  
Bộ Công an sẽ cử cán bộ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc  (10/8/2022)  
Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh (khóa XIII) dự kiến tổ chức vào ngày 7.9  (9/8/2022)  
Tổ chức tiệc phô trương, lãng phí, phản cảm là hành vi tiêu cực  (9/8/2022)  
Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Quốc Dũng tiếp xúc cử tri phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu  (8/8/2022)  
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đoàn Văn Phi tiếp xúc cử tri phường Nhơn Hưng  (8/8/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang