• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Chính trị

50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại quá khứ để thêm trân trọng hòa bình

Theo ông Toshikazu Maru, Hiệp định Paris gắn liền với thắng lợi của cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ giữa dân tộc Việt Nam anh hùng và đế quốc Mỹ, cường quốc quân sự lớn nhất thế giới thời điểm đó.

 

Ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật - Việt trao đổi về ý nghĩa của Hiệp định Paris. (Ảnh: Phạm Tuân/TTXVN)

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, phóng viên đã có cuộc trao đổi với các học giả Nhật Bản về tính thời đại của Hiệp định để thêm trân trọng nền hòa bình của thế giới ngày nay.

Theo đánh giá của ông Toshikazu Maru, thành viên Ủy ban Hòa bình tỉnh Kanagawa (Nhật Bản), Hiệp định Paris gắn liền với thắng lợi của cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ giữa dân tộc Việt Nam anh hùng và đế quốc Mỹ, cường quốc quân sự lớn nhất thế giới thời điểm đó.

Ông cho rằng người dân Việt Nam thời điểm đó đã luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo lực lượng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, trong đó có Nhật Bản. Yếu tố cốt lõi của Hiệp định Paris chính là nhân dân Việt Nam đã giành lại quyền tự quyết đối với vận mệnh của dân tộc mình, qua đó lan tỏa tinh thần này trên khắp thế giới. Từ khía cạnh này có thể thấy thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới.

Cùng quan điểm này, ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Nhật-Việt cho biết, sau khi thông tin về Hiệp định Paris được ký kết, không chỉ người dân yêu chuộng hòa bình ở Nhật Bản mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới cũng bày tỏ sự lạc quan về một nền hòa bình sẽ sớm được lập lại ở quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé nhưng kiên cường đấu tranh vì độc lập tự do.

Hiệp định Paris là minh chứng rõ nét của chân lý “phi nghĩa không thể thắng được chính nghĩa”, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân yêu hòa bình trên khắp thế giới và là động lực để các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do.

Ông Motoyoshi cho biết thêm, là những người dân yêu chuộng hòa bình tỉnh Kanagawa, ông vẫn còn nhớ như in cảm xúc khó tả thời điểm Hiệp định Paris được chính thức ký kết mang lại niềm hy vọng chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm ở Việt Nam.

Tư liệu về phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam của người dân tỉnh Kanagawa. (Ảnh: Phạm Tuân/TTXVN)

Trước đó, với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông cũng là một trong số nhiều người dân tỉnh Kanagawa trực tiếp tham gia hoạt động phản đối chiến tranh ở Việt Nam do các tổ chức hòa bình tỉnh Kanagawa dẫn dắt.

Điển hình nhất là hoạt động ngăn chặn việc quân đội Mỹ di chuyển 5 xe tăng M-48 từ Kho hậu cần Sagamihara đến chiến trường Việt Nam, với lý do vi phạm trọng lượng phương tiện theo Luật đường bộ và Luật hạn chế phương tiện khi di chuyển qua cầu Murasame vào ngày 5.8.1972.

Sau đó, các xe tăng M-48 đã buộc phải trở lại Kho hậu cần Sagamihara trong vòng 100 ngày, cho đến ngày 8.11.1972 mà không thể đưa đến Việt Nam theo kế hoạch.

Ông Motoyoshi cho rằng, nhìn lại cuộc chiến, nhìn lại Hiệp định Paris để chúng ta thêm trân trọng nền hòa bình của thế giới hiện nay. Thế hệ trẻ ngày nay cần trở thành cầu nối giữa quá khứ và tương lai, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Theo Phạm Tuân (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn chúc tết lực lượng công an, quân đội trực tết  (22/1/2023)  
Video: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết Quý Mão 2023  (22/1/2023)  
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn thăm các đơn vị trực tết  (21/1/2023)  
Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Tết  (21/1/2023)  
Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh  (20/1/2023)  
Mỹ: Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Biden xuống thấp sau vụ rò rỉ tài liệu mật  (20/1/2023)  
Tổng Bí thư gặp mặt, chúc Tết lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (19/1/2023)  
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng thăm, chúc tết BVĐK tỉnh và Bộ CHQS tỉnh  (19/1/2023)  
Nhìn lại những dấu ấn nổi bật của đối ngoại đa phương năm 2022  (19/1/2023)  
Lãnh đạo tỉnh viếng Nghĩa trang liệt sĩ TP Quy Nhơn  (18/1/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang