• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Quốc Hội

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGUYỄN VĂN CẢNH

Đề nghị mở rộng phạm vi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Chiều 14.6, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Đoàn ĐBQH tỉnh) đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: quochoi.vn

Theo điều tra của Bộ LĐ-TB&XH, năm 2020, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng; 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ. Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL, năm 2020, số trường hợp bạo lực gia đình được xử lý bằng nhiều hình thức là 1.378 trường hợp. Điều này cho thấy Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa thật sự đi vào cuộc sống.

“Một trong những khó khăn trong việc áp dụng luật là việc xác định mức độ vi phạm nào là hành vi bạo lực gia đình. Mỗi gia đình, mỗi vùng miền có suy nghĩ, quan niệm khác nhau về bạo lực. Chính bản thân mỗi thành viên trong gia đình và người xung quanh cũng không hiểu rõ ranh giới giữa bạo lực gia đình và va chạm hàng ngày. Cơ quan pháp luật cũng gặp khó khăn để xác định ranh giới vi phạm hình sự hay vi phạm hành chính”, đại biểu Cảnh phân tích.

Quyền, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình đã được quy định rõ trong Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Người cao tuổi. Nhưng vấn đề là làm sao để thực hiện các quyền và trách nhiệm đó?

Các văn bản quy định chi tiết các luật trên cũng quy định các biện pháp để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên nếu các biện pháp này được “luật hóa” thì quyền và trách nhiệm của các thành viên sẽ được bảo đảm hơn. Lý do là luật được quy định dựa trên đòi hỏi của thực tiễn, khi luật ban hành thì bộ máy, con người thực thi pháp luật sẽ được điều chỉnh để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Còn các văn bản dưới luật quy định không chỉ dựa trên đòi hỏi của thực tiễn mà còn bị tác động theo hướng phù hợp với bộ máy và con người sẵn có của các cơ quan hành pháp, tư pháp nên kết quả không được như kỳ vọng ban đầu.

“Mục đích của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình là ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình nhưng theo tôi, điều xã hội đang mong muốn nhiều hơn đó là làm sao để xây dựng các gia đình mới hạnh phúc, duy trì hạnh phúc gia đình đang có, hàn gắn các rạn nứt trong hôn nhân và cuối cùng mới là chữa lành các vết thương về thể xác và tinh thần của các thành viên trong gia đình đang có bạo lực trước khi hôn nhân đổ vỡ. Sửa đổi luật theo hướng này thì tôi nghĩ mỗi cá nhân sẽ tìm thấy mình ở trong luật, hạnh phúc của mỗi gia đình sẽ được quan tâm hơn, các nội dung sẽ mang đậm hơi thở cuộc sống” đại biểu Cảnh nhấn mạnh.

Đại biểu Cảnh đề nghị Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sẽ được mở rộng phạm vi. Nội dung mới sẽ là các biện pháp xây dựng hạnh phúc gia đình; nội dung phòng bạo lực gia đình sẽ được mở rộng hơn như Quốc hội đang thảo luận, nội dung chống bạo lực sẽ là một chương cuối trong luật. Và luật được mở rộng sẽ có tên là Luật Xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Nếu luật được mở rộng, các biện pháp để đảm bảo quyền, trách nhiệm của các thành viên đang phù hợp thực tiễn ở các văn bản dưới luật sẽ được đưa vào luật mới. Nếu có giám sát pháp luật về gia đình thì Quốc hội chỉ tập trung vào hiệu lực, hiệu quả của các biện pháp trong luật mới, các nội dung trong các luật liên quan sẽ được giữ ổn định lâu dài.

Luật mở rộng sẽ quy định cụ thể hơn các biện pháp, làm rõ hơn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát huy quyền bình đẳng giới trong cuộc sống hàng ngày; nam, nữ được tham gia các lớp tiền hôn nhân về trách nhiệm của vợ, chồng, điều kiện để xây dựng một gia đình hạnh phúc; vợ chồng được học các lớp về sức khỏe sinh sản, cách nuôi con trong quá trình mang thai và sau khi sinh con; trách nhiệm nhà trường xây dựng các lớp về giáo dục giới tính như mô hình của Ý, Đức, Thụy Sỹ. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục nam giới, bé trai ứng xử văn hóa, văn minh đối với phụ nữ, trẻ em, người già; trẻ em được bảo vệ khỏi môi trường bạo lực; bí mật đời tư, thông tin riêng tư của gia đình được bảo vệ; xã hội hình thành các tổ chức tư vấn hôn nhân, tư vấn tâm sinh lý; cộng đồng được nâng cao kiến thức về hòa giải. Khi đó xã hội là những gia đình mà các thành viên sống văn hóa, ứng xử văn minh; xây dựng gia đình hạnh phúc thì bạo lực gia đình sẽ không tồn tại, chúng ta không phải lo lắng đến giải pháp cuối cùng để chống bạo lực gia đình bằng xử lý hành chính, cấm tiếp xúc hay hình sự.

Nếu được Quốc hội đồng ý thì Luật này sẽ cần thêm 2 kỳ họp nữa để chuẩn bị, thảo luận trước khi được thông qua. Nếu không được thì tôi sẽ góp ý vào các vướng mắc của Luật trong thời gian tới.

NGUYỄN MUỘI (ghi)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Thông qua Nghị quyết lập đoàn giám sát về sử dụng nguồn lực chống dịch  (14/6/2022)  
Quốc hội chính thức thông qua Luật Cảnh sát cơ động  (14/6/2022)  
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 5 dự án luật, 13 dự thảo Nghị quyết  (13/6/2022)  
Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV  (12/6/2022)  
Đề xuất các hạng mục an toàn, hiệu quả, thuận lợi cho tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột  (10/6/2022)  
Các Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời thẳng thắn, không né tránh vấn đề khó, phức tạp  (10/6/2022)  
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT về lời hứa đối với trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài  (9/6/2022)  
Giá nông sản nội địa tăng giảm không ổn định do vẫn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu  (8/6/2022)  
4 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV  (7/6/2022)  
Góp ý về chủ trương đầu tư các dự án giao thông quan trọng  (6/6/2022)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang