• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Quốc Hội

Sẽ chuyển giấy chứng minh nhân dân sang sử dụng hoàn toàn CCCD

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành đề xuất thay thế Giấy chứng minh nhân dân vẫn còn thời hạn để chuyển sang sử dụng hoàn toàn thẻ Căn cước công dân (CCCD).

Ngày 17.3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tờ trình Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trong đó, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật CCCD (sửa đổi) bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 5. Việc sửa đổi bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ 5 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật CCCD năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Chính phủ đề nghị xây dựng Luật CCCD (sửa đổi) với các nhóm chính sách như: Quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ CCCD; thẻ CCCD có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ CCCD…

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật. Ảnh: QH

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy chính sách được đề xuất cơ bản chỉ tập trung sửa đổi các quy định liên quan đến thẻ CCCD, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD, không phải sửa đổi tổng thể, toàn diện các chính sách lớn của luật.

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tán thành việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu CCCD vào thẻ CCCD. Tuy nhiên, đề nghị quy định chỉ cấp quyền đọc thông tin tích hợp trong thẻ CCCD phù hợp với yêu cầu quản lý, giao dịch của công dân trong từng trường hợp cụ thể, bảo đảm bí mật đối với những thông tin không trực tiếp liên quan.

Mặt khác, do thông tin được đề xuất tích hợp, bổ sung đều là thông tin cá nhân, gắn với quyền con người, quyền công dân, nên đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng, thống nhất với các Bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để đưa ra giải pháp phù hợp, có tính khả thi.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan nhận thấy, việc mở rộng, bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD là cần thiết, phù hợp với chủ trương đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, xác định rõ những loại thông tin cá nhân và phạm vi thông tin chuyên ngành nào cần được bổ sung; cần duy trì hay không tiếp tục duy trì cơ sở dữ liệu chuyên ngành nào để tránh trùng lặp, chồng chéo.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng việc bổ sung thông tin lưu trữ như đề xuất là không thực sự cần thiết vì về mặt kỹ thuật chỉ cần kết nối và cấp quyền khai thác thông tin giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD là có thể truy cập được thông tin từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Việc tồn tại song song hai hệ thống thông tin cùng về một nội dung vừa gây tốn kém về mặt tài chính vừa có thể phát sinh rủi ro trong trường hợp thông tin trong hai hệ thống không khớp nhau. 

Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Quốc phòng an ninh đề nghị cân nhắc việc bổ sung quy định cấp thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi. Bởi dưới 14, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên thông tin nhân dạng khó chính xác; phần lớn trẻ em dưới 14 tuổi không tự mình (hoặc không được phép) thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự.

Một số ý kiến cho rằng chính sách cấp thẻ CCCD cho trẻ em dưới 14 tuổi như đề xuất của Chính phủ là phù hợp, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia hiện nay. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn về đặc điểm nhân dạng của trẻ em để ghi nhận trong thẻ, xác định cụ thể lộ trình thực hiện theo từng lứa tuổi nhất định để bảo đảm tính khả thi.

Dự án luật sửa đổi lần này cũng hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu CCCD; tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử; cấp, hủy số định danh cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ CCCD và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.

Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan cơ bản nhất trí với nội dung của chính trên. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc chưa bổ sung quy định về “tài khoản định danh điện tử” vào dự thảo Luật vì đây là vấn đề mới được triển khai thực hiện chưa lâu, cần có thêm thời gian kiểm nghiệm, tổng kết, đánh giá để luật hóa.

Về đề nghị thay thế Giấy chứng minh nhân dân vẫn còn thời hạn để chuyển sang hoàn toàn sử dụng bằng thẻ CCCD, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành đề xuất này của Chính phủ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm bỏ Sổ hộ khẩu giấy, đề nghị đánh giá tác động kỹ để từ đó xác định lộ trình thay thế phù hợp, bảo đảm tính khả thi, tránh gây xáo trộn, bức xúc cho công dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc bổ sung dự án Luật CCCD (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 và thông qua vào kỳ họp thứ 6. Đồng thời, giao Chính phủ và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tháng 4.2023.

Theo Quang Phong (Vietnamnet.vn)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Họp Thường vụ Quốc hội: Quy định số lượng hợp lý thành viên hợp tác xã  (17/3/2023)  
Khai mạc phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (15/3/2023)  
Ngày 15.3, khai mạc phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (14/3/2023)  
Chú trọng cả "phòng" và "chống" tiêu cực trong xây dựng pháp luật  (9/3/2023)  
Phát triển nguồn, lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH  (9/3/2023)  
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tại Công ty Điện lực Bình Định  (7/3/2023)  
Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng tại Công ty Xăng dầu Bình Định  (7/3/2023)  
Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Lê Minh Trí sẽ trả lời chất vấn  (7/3/2023)  
Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng tại Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ  (6/3/2023)  
Thông cáo về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 4 Quốc hội Khóa XV  (2/3/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang