• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Lục bát Vĩnh Tuy

Tôi đi tìm tôi (NXB Hội nhà văn, 2019) là tập thơ của tác giả Vĩnh Tuy. Trong tập thơ này, anh chọn thế mạnh của mình là thể thơ lục bát để thể hiện những trạng huống cảm xúc, chở chuyên những hình ảnh mộc mạc quê nhà, cái tình nồng hậu người quê.

.

Anh viết nhiều về người thân với những trân trọng yêu thương, là đồng đất, là đường cày, là bóng cha dáng mẹ với lam lũ quê nhà ấm đầy cảm xúc: “Lối mòn/ Bóng ngả đằng tây/ Dưới trăng dáng mẹ cũng gầy guộc hơn// Gập ghềnh đèo dốc/ Đường trơn/ Gió rung tóc mẹ dập dờn cùng mây// Dưới đồng đang lỡ đường cày/ Nên cha cùng mẹ/ Gánh ngày vào đêm” (Tình quê).

Vĩnh Tuy kiếm tìm mình trong xa xăm hoài niệm hay trong chính thực tại cuộc đời, càng lần tìm câu trả lời anh như chảy theo những tầng nấc xúc cảm, để rồi hết thảy những điều đó thôi thúc anh “chắp nhặt những rung động những cảm xúc đời thường” để trải lòng mình lên thơ: “Tôi về ngồi dưới trăng tròn/ Đất phèn/ Ruộng cát/ Có còn sức xanh?/ Tôi rời xa chốn thị thành/ Quê nghèo/ Chùa cũng vắng tanh/ Phận chùa!// Tôi tìm tôi khắp bốn mùa/ Đá mềm/ Chân cứng/ Cũng vừa đủ cung/ Tôi tìm tôi phía vô cùng/ Buồn vui/ Cơm áo/ Cũng chung kiếp người” (Tôi đi tìm tôi).

Đa phần thơ trong Tôi đi tìm tôi được viết theo thể lục bát, những biến thể, ngắt dòng được anh xử lý khá linh hoạt, tạo độ ngắt nhịp, ấn tượng thị giác, giúp “gia công” thêm xúc cảm cho thơ. Tập thơ tuy không nhiều thế mạnh về thi tứ, nhưng nhiều bài lục bát của Vĩnh Tuy với sự bình dị, nhẹ nhàng đủ gợi khơi lòng người, tình đời, tạo nhiều đồng cảm với người đọc. Tôi thích những câu lục bát như thế này của anh: “Chia mà có phải chia đâu/ chia giường/ chia chiếu/ chăn sầu đắp chung!/ Ngược nhau về phía vô cùng/ đến khi mỏi gối còn chung bầu trời” (Chia mà có phải chia đâu).

Vĩnh Tuy tên thật là Nguyễn Văn Hạt, sinh năm 1970. Anh hiện đang là nhà giáo giảng dạy ngoại ngữ tại Hoài Nhơn. Đây là tập thơ thứ 2 của anh sau tập thơ Đi dọc sông quê.

VÂN PHI

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Phố Văn hóa - Nghệ thuật TP Quy Nhơn: Sôi động, thu hút nhiều du khách  (15/6/2020)  
Đặc sắc, ấn tượng Lễ hội áo dài Hội An, danh thắng Việt Nam  (15/6/2020)  
Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Quảng Bình  (14/6/2020)  
“Ðừng nhốt tim mình trong một cái chai!”  (14/6/2020)  
Thu hoạch lúa  (14/6/2020)  
Từ đất đồng ngàn năm mộc mạc...  (14/6/2020)  
37 tác phẩm đoạt Giải thưởng Báo chí tỉnh Bình Định năm 2020  (14/6/2020)  
Đường thiên lý qua phủ Hoài Nhơn xưa  (13/6/2020)  
Trống đồng Ðông Sơn  (12/6/2020)  
Khán giả ủng hộ tuồng không chuyên  (12/6/2020)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang