• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Nghệ nhân Bùi Văn Trinh: Một đời đắm đuối với tuồng

Gần nửa đời người gắn bó, dành hết tâm lực với hát tuồng, nghệ nhân Hoàng Trinh (tên thật là Bùi Văn Trinh, SN 1961, ở thôn Trường Ðinh 2, xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn), được nhiều người khen là một người con ưu tú của nghệ thuật tuồng.

Năm 16 tuổi, Bùi Văn Trinh theo học tuồng ở NSƯT Tư Cá (tên thật là Nguyễn Siềng). Ngày đi học phổ thông, chiều đến đạp xe hơn 7 km lên nhà thầy để ở lại học hát, đến sáng sớm lại đạp xe về. Được dìu dắt bởi một trong những người thầy lừng danh nhất trong nghệ thuật tuồng, ông còn có duyên may thọ giáo với một bậc thầy khác trong nghệ thuật tuồng là NSƯT Trần Hưng Quang (quê huyện Phù Cát). Vốn sẵn năng khiếu, đam mê, Bùi Văn Trinh sớm thuần thục nghệ thuật tuồng.

Nghệ nhân Bùi Văn Trinh. 

Năm 1977 ông bắt đầu tham gia các đoàn hát tuồng không chuyên trong và ngoài tỉnh, giới mộ tuồng bắt đầu biết đến nghệ nhân Hoàng Trinh. Chỉ 3 năm sau tính từ ngày bước lên sân khấu, năm 1980, nghệ nhân Hoàng Trinh bắt đầu tham gia truyền dạy nghề tuồng. Và đến nay, ông đã truyền dạy cho 215 nghệ nhân, chưa kể số học trò tuy thành nghệ nhưng sau đó rời bỏ nghề vì nhiều lý do. 

Diễn viên Nguyễn Công Khải, hiện đang công tác tại đoàn tuồng Tiến Thành thuộc Sở VH&TT Đắc Lắc, một trong những học trò của ông, kể: “Với ước vọng thật giỏi nghề tuồng, tôi học hát tuồng rất nhiều thầy. Nghe danh thầy Trinh, tôi tìm đến đến tận nhà để thọ giáo. Không chỉ mở ra một bước ngoặt mới cho cuộc đời, sự nghiệp hát tuồng cho tôi cũng như nhiều anh chị em khác, thầy còn truyền cho chúng tôi niềm đam mê, tâm huyết nghệ thuật tuồng. Gia đình thầy không dư giả gì, nhưng chưa bao giờ thầy nhận thù lao của bất cứ một học trò nào. Ngược lại sẵn sàng chăm chút, khơi gợi hứng thú, động viên truyền lửa cho học trò!”.

Ông Võ Ngọc Châu người bạn cùng xóm của nghệ nhân Hoàng Trinh, cũng là nhạc công của các đoàn tuồng không chuyên, chia sẻ: “Thời hát tuồng không chuyên hưng thịnh, nhà ông Trinh lúc nào cũng đông đúc học trò ra vào. Nhất là vào mùa mưa, độ 6 tháng cuối năm là giai đoạn rảnh rỗi không đi diễn, nhiều học trò đến nhà ông Trinh để học nghệ. Tấm lòng của ảnh với nghệ thuật tuồng ai cũng tỏ tường!”

Tuồng đã ngấm vào máu và học trò là nguồn cảm hứng để nghệ nhân luyện nghề và sáng tạo. Trong quá trình truyền dạy, nghệ nhân Hoàng Trinh xem học trò như một chiếc gương phản chiếu chính mình, nhìn thấy mình trong đó để chỉnh sửa, sáng tạo, đi đến đỉnh cao đột phá trong nghệ thuật. Nghệ nhân Bùi Văn Trinh bộc bạch: “Mong muốn lớn nhất của tôi là dốc hết lực để truyền lửa, truyền nghề cho hậu thế lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật tuồng. Thành công của học trò cũng là thành công của chính tôi. Và tôi tự hào về điều đó.”

Những đóng góp của nghệ nhân trong giữ gìn, bảo tồn và phát huy loại hình di sản nghệ thuật hát bội đáng trân trọng đã góp phần quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh trên phạm vi cả nước và quốc tế. Nghệ nhân Bùi Văn Trinh là một trong số các nghệ nhân đang được Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III - Năm 2021.

Là học trò giỏi của hai NSƯT Tư Cá và Trần Hưng Quang, nghệ nhân Hoàng Trinh là người diễn xuất sắc các vai: Lữ Bố (vở Tam anh chiến), Cao Hoài Đức (vở Trảm Trịnh Ân) Trương Phi (vở Huê dung lộ), Châu Du (vở Phó Hội), Hạ Hầu Đôn (Vở Cổ thành), Võ Tam Tư (Tiết giao đoạt ngọc), Diệm Thiên Hùng (Tam hùng kiệt), Khương Linh Tá (Sơn Hậu)… Nghệ nhân Hoàng Trinh được giới chuyên môn đánh giá là nghệ nhân hát tuồng có lối trình diễn rất kịch tính, nhiều biệt tài, thể hiện nhiều tình huống kịch khác nhau, có thể vào rất nhiều dạng vai diễn và là diễn viên nổi tiếng trong giới nghệ thuật tuồng, nhất là trong các đoàn tuồng dân lập. Ông từng đạt HCB vai Thành Hoàng tại Liên hoan Sân khấu Tuồng không chuyên toàn quốc, tổ chức tại Vũng Tàu năm 2001;  HCV vai Lữ Bố tại Hội diễn Tuồng không chuyên toàn quốc năm 2018 và nhiều bằng khen, giấy khen tại nhiều cuộc thi từ năm 1999 đến 2005.

ÁNH NGUYÊN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
“Cha đẻ” thương hiệu thời trang Kenzo qua đời do Covid-19  (5/10/2020)  
Khai mạc cuộc thi “ Theo dòng lịch sử” lần thứ II  (4/10/2020)  
Cánh đồng lúa chín ở huyện Phù Mỹ  (4/10/2020)  
Cộng hưởng với lịch sử...  (4/10/2020)  
Nhà thiết kế Ánh Hồng vào chung kết cuộc thi “Tự hào Áo dài Việt”  (4/10/2020)  
Sẽ tổ chức ở Bình Định  (4/10/2020)  
Xe thư viện lưu động hoạt động trở lại sau mùa dịch Covid-19  (3/10/2020)  
Thêm 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  (2/10/2020)  
Thừa Thiên Huế kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tố Hữu  (2/10/2020)  
Nhà tư tưởng - văn hóa, nhà thơ cách mạng xuất sắc Việt Nam  (2/10/2020)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang