• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Võ Văn Hiệu - một ông quan Bình Định thương dân

Võ Văn Hiệu sinh ra và lớn lên ở huyện Tuy Viễn, tỉnh Bình Định. Ông được biết đến là một người hết mực yêu thương dân chúng. Mặc dù được đánh giá là một bậc công thần, tuy nhiên cho tới nay, thân thế, sự nghiệp và hành trạng của ông lại được ít người biết đến, bởi những tư liệu viết về ông rất hiếm. Lần tìm trong khối Mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới, chúng tôi đã may mắn tìm thấy được những bản khắc quý ghi chép về ông.

Ngay từ thuở nhỏ, Võ Văn Hiệu đã nổi tiếng là người học giỏi, trọng đạo lý và rất thương người. Năm Bính Ngọ (1846), dưới triều vua Thiệu Trị, ông dự kỳ thi Hương tại trường thi Thừa Thiên và đỗ Cử nhân, năm đó ông 36 tuổi. Một năm sau, tức năm Đinh Mùi (1847), ông tham dự tiếp kỳ thi Hội và đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân. Mộc bản sách Quốc triều Đăng khoa, quyển 1, mặt khắc 21 ghi về ông như sau: “Võ Văn Hiệu, Sắc ban đệ Tam giáp (Đồng Tiến sĩ xuất thân), sinh năm: Tân Tỵ (1821), quê quán: Kiên Lao, Tuy Viễn, Bình Định, đỗ Cử nhân khoa thi năm Bính Ngọ (1846), đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân năm 37 tuổi. Làm quan tới chức Tri phủ”.

Mộc bản sách Quốc triều Đăng khoa lục, quyển 01, mặt khắc 21 ghi về nhà khoa bảng Võ Văn Hiệu thi đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân vào năm Đinh Mùi (1847). Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Sau khi thi đỗ, Võ Văn Hiệu bắt đầu sự nghiệp làm quan dưới triều Nguyễn. Ông được trao chức Tri phủ Tuy Biên (thuộc tỉnh An Giang). Khi Võ Văn Hiệu được giao giữ chức vụ này, Tuy Biên là miền biên viễn, cư dân ở đây thường bị mất mùa, đói kém liên miên, chịu sức ép từ các cuộc va chạm, giao tranh biên giới. Với tình yêu nước thương dân, một mặt khoan thư sức dân, tạo điều kiện để sản xuất phát triển, mặt khác ông tăng cường năng lực phòng vệ nên dần dần vùng đất này trở nên yên ổn, đời sống nhân dân được ấm no.

Năm Canh Tuất (1850), dưới triều vua Tự Đức, dịch bệnh hoành hành khắp mọi miền đất nước, người dân Tuy Biên cũng lâm vào tình cảnh tương tự, cuộc sống rất cực khổ. Thấy vậy, Võ Văn Hiệu đã ra sức chẩn cấp cho dân, đối với người nhiễm bệnh thì ông cấp phát thuốc chữa bệnh, đối với người không may chết dịch, ông cấp tiền tuất, mai táng... Nhờ khẩn trương tổ chức nhiều biện pháp kịp thời ấy, ông đã cứu sống được rất nhiều dân, đồng thời mau chóng ổn định đời sống xã hội.

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 5, mặt khắc 11 ghi về việc này như sau: “Thự Tri phủ Tuy Biên (thuộc tỉnh An Giang) là Võ Văn Hiệu (đỗ Đồng tiến sĩ), Tri huyện An Xuyên là Nguyễn Duy Quang (đỗ Cử nhân) hết lòng vì việc dân, nhân khi ấy có lệ khí người nhiễm bệnh thì cho thuốc, người chết thì cho chôn. Lại vay của nhà giàu để chẩn cấp cho người nghèo túng, thám bắt trộm cướp để yên dân; dân ở đấy tin yêu. Tổng đốc Cao Hữu Bằng đem sự trạng tâu lên, xin đặc cách ban ơn. Vua khen ngợi, thưởng: Văn Hiệu 20 lạng bạc, 1 cuốn lụa, cho thực thụ Tri phủ”. Mộc bản sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 9, mặt khắc 46 cũng ghi lại rằng: “Võ Văn Hiệu: Người thôn Kiên Lao, huyện Tuy Viên, đỗ Đồng Tiến sĩ đời Thiệu Trị, làm Tri phủ Tuy Biên, được dân yêu mến, việc lớn, việc nhỏ trong hạt đều biết hết. Phủ lỵ gần chợ, thuyền buôn tụ tập, đem thường khổ vì kẻ trộm. Hiệu bày kế bắt trộm. Năm Tự Đức thứ 2, xảy ra nạn đói và dịch bệnh. Võ Văn Hiệu thân hành chữa thuốc và chẩn cấp, cứu sống được nhiều người”.

Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, quyển 5, mặt khắc 11 ghi về lòng tốt của Võ Văn Hiệu đối với dân. Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV

Khi hay tin về công trạng của ông, vua Tự Đức đã ban thưởng cho bạc và lụa, đồng thời triệu Võ Văn Hiệu về kinh đô ban cho chức Ngự sử. Biết tin này, người dân địa phương đã cùng nhau kêu lên triều đình, xin cho ông ở lại. Biết dân yêu Võ Văn Hiệu như vậy, vua Tự Đức đã gia hàm chức Thị độc và cho ở lại địa phương như mong muốn của dân. Năm Nhâm Tý (1852), Võ Văn Hiệu được đổi sang giữ chức Tri phủ Ba Xuyên. Gặp tang cha, ông xin được về quê thọ tang. Hết tang, ông quay lại làm việc ở phủ. Sau khi ông mất, được vua Tự Đức trao tặng chức Thị giảng học sĩ.

Với tấm lòng thương yêu dân chúng, tận tụy với việc công, Võ Văn Hiệu xứng đáng là một trong những công thần tiêu biểu của triều Nguy ễn.

CAO THỊ QUANG

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bình Định có 3 tác giả có tác phẩm đạt giải  (12/8/2022)  
Dâng hương tưởng niệm danh nhân văn hóa Đào Tấn  (12/8/2022)  
Độc đáo trống đồng Đông Sơn phát hiện tại Bình Định  (11/8/2022)  
Tổ chức Liên hoan lân, sư, rồng Đất Võ Quy Nhơn - Bình Định năm 2022  (11/8/2022)  
Liên hoan thiếu nhi ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia tại TPHCM  (10/8/2022)  
Ra mắt bộ sách điện tử “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”  (10/8/2022)  
Ông Mai Văn Thìn được bầu làm Chủ tịch Hội  (9/8/2022)  
Bộ VHTTDL công bố Danh mục 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia  (9/8/2022)  
Khai mạc Hội nghị tập huấn lý luận, phê bình VH-NT năm 2022  (9/8/2022)  
6 tháng từ chối xem xét cấp phép thành lập mới 14 cơ quan báo chí  (9/8/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang