• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Hình tượng voi trong nghệ thuật điêu khắc Champa Bình Ðịnh

Hình tượng voi trong kiến trúc đền tháp Champa tại Bình Định được thể hiện rất phong phú, có tượng tròn, phù điêu, chất liệu đá sa thạch, chất liệu đất nung. Về biểu hiện lúc thì tả thực, sinh động, lúc lại được cách điệu, biến hóa dưới dạng một con vật huyền thoại đầu voi mình sư tử (Gajasimha), hay vị thần toàn năng đầu voi mình người (Ganesa).

Hai tượng voi đá thành Đồ Bàn hiện được đặt hai bên con đường chính đi vào khu vực Tử Cấm Thành của thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn) là một điển hình. Hai tượng voi được chạm khắc từ chất liệu đá sa thạch; tượng voi đực cao 2 m; dài 2,4 m; rộng 1 m; tượng voi cái cao 1,76m; dài 2,2 m; rộng 0,85 m. Hai tượng voi được tạo hình dưới dạng tượng tròn, trọng lượng ước khoảng vài tấn. Cả hai tượng voi đều được tạo tác trong tư thế đứng rất trang nghiêm, kiểu như tư thế phủ phục của một nghi thức tôn giáo nào đó. Hai tượng voi này là những tượng voi đá Champa lớn nhất còn lại đến nay, và cũng hiếm gặp trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc Champa. Xét về độ tinh tế, sắc sảo thì hai tượng voi ở thành Đồ Bàn được xem là những tượng voi đẹp, hoàn chỉnh nhất, là hai hiện vật độc bản trong phong cách điêu khắc Champa ở thế kỷ XIII và hiện đang được lập hồ sơ xem xét công nhận Bảo vật quốc gia.

Phù điêu voi đất nung phát hiện tại Bình Nghi, Tây Sơn.

Tượng Ganesa ở chùa Dương Lăng, xã Nhơn An, TX An Nhơn được người dân phát hiện từ rất lâu và đưa vào thờ cúng trong chùa. Tượng được chạm khắc ở tư thế ngồi, chân xếp bàn khá sinh động với các đặc điểm như: Bụng to, phệ; ngực nở; khuôn mặt bầu bĩnh; tai to, dài. Vòi to, dài, vắt chéo qua ngực trái. Mắt mở to, hai ngà ngắn. Đầu búi tóc hình chóp, đeo vương miện hoa văn hình tam giác nhọn liên tiếp, và hai chuỗi hạt tròn kết dải; cổ đeo vòng hạt chuỗi tròn kết dải; cổ tay và bắp tay đeo vòng tròn bán khuyên, quanh thân quấn tấm vải mỏng bó sát người, cùng một dải vải vắt chéo từ vai trái xuống hông bên phải. Tay phải nắm một cây chùy nhọn, tay trái đỡ phần đầu của vòi và một búp sen. Tượng thuộc phong cách tháp Mẫm, có niên đại khoảng thế kỷ XIII.

Tượng Ganesa ở chùa Linh Tượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn hiện đang được phối thờ ở hậu điện của chùa. Tượng cũng thể hiện dưới dạng đầu voi mình người và cũng trong tư thế ngồi xếp bàn, hai bàn chân bắt chéo như tượng Ganesa chùa Dương Lăng. Tuy cũng có niên đại khoảng thế kỷ XIII nhưng cách thể hiện vẫn có một số nét khác biệt như: Đầu to tròn, trán nở, mắt nhỏ dài, mi hai lớp, vòi to vươn về phía trước hơi uốn cong không bắt chéo như Ganesa ở chùa Dương Lăng. Ngực nở, bụng hơi phình to nhưng không quá bệ vệ như Ganesa chùa Dương Lăng.

Ở dạng phù điêu đá sa thạch, hình tượng voi được thể hiện rất nhiều trên đồ án trang trí các tầng tháp Dương Long. Tại một số vị trí đai trang trí trên tháp, phù điêu voi được tạc thành dải băng, hình tượng thể hiện chính là voi chiến.

Ở phiên bản đất nung phù điêu voi được thể hiện khá ngộ nghĩnh, phát hiện nhiều ở phế tích tháp Lai Nghi. Những phù điêu voi đất nung Lai Nghi thường được thể hiện ở mặt bên, cách thể hiện theo lối tả thực, sinh động và ngộ nghĩnh. Bên cạnh đó cũng phát hiện được một phù điêu voi bằng đất nung ở Bình Nghi được thể hiện trong tư thế rất oai vệ, uy nghiêm, vòi voi giơ lên cao, dưới cổ mang yếm xếp lớp kiểu voi chiến.

Có thể thấy rằng, trong điêu khắc kiến trúc đền tháp Champa tại Bình Định gần như xuất hiện đầy đủ các phiên bản, biến thể khác nhau của hình tượng voi, đây là điểm chưa có nơi nào sánh được, rất đáng để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn.                   

NGUYỄN VIẾT TUẤN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Giới thiệu bộ tem và sách nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện  (20/10/2022)  
Triển lãm Mỹ thuật Bình Định lần thứ 2 diễn ra ngày 9.12  (20/10/2022)  
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt giành 3 huy chương  (19/10/2022)  
Say xỉn học toàn thư  (17/10/2022)  
Cơ hội phát triển nghề truyền thống gắn với du lịch  (17/10/2022)  
Chung kết cuộc thi Tỏa sáng vẻ đẹp phụ nữ Bình Định  (17/10/2022)  
Sân khấu tuồng - một năm sáng đèn trở lại  (16/10/2022)  
Diễn báo cáo các trích đoạn tuồng, bài chòi phục vụ du lịch  (14/10/2022)  
Thêm hình thức quảng bá di sản văn hóa  (13/10/2022)  
Học giả An Chi qua đời ở tuổi 87  (13/10/2022)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang