• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Nhà văn Lê Lựu - Cánh chim báo bão

Nhà văn Lê Lựu - tác giả tiểu thuyết nổi tiếng Thời xa vắng, một trong số nhà văn nổi bật của Việt Nam thế kỷ 20 - vừa qua đời chiều 9.11 tại quê nhà Hưng Yên, hưởng thọ 81 tuổi.

Theo ông Nguyễn Quang Thiều - chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Lê Lựu là một nhà văn đặc biệt của văn học Việt Nam sau 1975. Dù đến cuối đời, Lê Lựu vẫn là một người nông dân, nhưng ông lại có kiến văn rộng, hiểu đời sống sâu sắc.

 

Nhà văn Lê Lựu (1942 - 2022) - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Lê Lựu không chỉ mang đến sự đột phá cho văn chương Việt Nam sau 1975 với tiểu thuyết Thời xa vắng và một số tác phẩm sau Đổi mới khác, mà còn mang đến sự đột phá cho văn học Việt Nam khi đưa nó ra khỏi biên giới, kêu gọi hòa bình, hàn gắn.

Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh (1988). Ông Thiều nói nếu không phải sự chân thành, nồng nhiệt, sâu sắc trong cách nhìn cuộc đời của Lê Lựu khiến ông - lúc đó đại diện cho văn chương Việt Nam - chiếm được cảm tình của đông đảo giáo sư, sinh viên, cựu binh Mỹ thì sau đó khó mà đạt được mối giao hảo mạnh mẽ giữa người Mỹ và các nhà văn Việt Nam như đã diễn ra. Sau Lê Lựu, rất nhiều nhà văn Việt Nam được mời sang Mỹ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - cho rằng mặc dù rất nổi danh với Thời xa vắng và một số tác phẩm sau này, nhưng trước đó Lê Lựu đã sớm nổi tiếng với những tác phẩm lớn về đề tài chiến tranh như tiểu thuyết Mở rừng (1976), tiểu thuyết Ranh giới (1977).

Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã bày đời mình lên trang giấy một cách sâu sắc nhất. Ông đã tạo ra được nhân vật văn học Giang Minh Sài là biểu trưng cho một mẫu người của một thời không được sống là mình mà sống theo người khác, rồi khi được sống là mình thì lại sống bằng cái mình không có.

"Nhà văn phải tạo được nhân vật. Như Vũ Trọng Phụng có Xuân Tóc Đỏ, Nam Cao có Chí Phèo, Lão Hạc, Thị Nở... Lê Lựu thì có Giang Minh Sài trở thành tuýp người của thời xa vắng.

Với nhân vật Giang Minh Sài ấy và những mối quan hệ xung quanh, Lê Lựu đã dựng lên một bảo tàng về đời sống xã hội của một thời chúng ta đã sống - thời xa vắng" - ông Khoa nói.

Ông Trần Đăng Khoa cũng ghi nhận vai trò đặc biệt của Lê Lựu với lựa chọn là một nhà văn của nông dân. Sau Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên thì Lê Lựu là một nhà văn viết về nông dân rất xuất sắc.

Đặc biệt, khác với tất thảy tiền bối viết về nông dân từ cái nhìn của người đứng ngoài quan sát, Lê Lựu viết về nông dân từ cái nhìn của người trong cuộc, ông viết về chính mình, bản thân ông là nông dân. Chính vì vậy mà các nhân vật của ông sâu sắc, máu thịt.

Lê Lựu, cùng với Nguyễn Trọng Oánh (tác giả tiểu thuyết Đất trắng) chính là cánh chim báo bão, báo trước công cuộc đổi mới của văn học Việt Nam, để sau đó Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường... xuất hiện.

(Theo THIÊN ĐIỂU/TTO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tu bổ, phục hồi di tích lịch sử nhà thầy giáo dạy 3 anh em nhà Tây Sơn  (8/11/2022)  
Tuy Phước: Bế mạc Hội thi trò chơi dân gian  (7/11/2022)  
Vết tích của ánh sáng…  (7/11/2022)  
Triển lãm mỹ thuật Bình Định lần thứ 2 - năm 2022: Cơ hội “đãi cát tìm vàng”  (7/11/2022)  
Bình Định có 3 tác giả dự xét Giải thưởng nhiếp ảnh xuất sắc năm 2022  (7/11/2022)  
Tôn vinh và phát huy văn hóa truyền thống đồng bào Khmer Nam Bộ  (7/11/2022)  
Chi hội nghệ sĩ múa Bình Định: Nhiều thành tựu và cống hiến  (6/11/2022)  
Bảo vệ các di tích, phế tích sau khai quật: Còn nhiều khó khăn  (3/11/2022)  
TP Quy Nhơn sẽ tổ chức nhiều hoạt động đón xuân Quý Mão 2023  (3/11/2022)  
Tìm giải pháp phát huy giá trị các tháp Chăm trong phát triển du lịch  (3/11/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang