• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Mấy điểm thú vị liên quan đến chợ Cây Bông

Chợ Cây Bông là chợ ở thôn Hiếu An, xã Nhơn Khánh, TX An Nhơn, thuở xa xưa đây là một chợ lớn, có tên trong nhiều tài liệu lịch sử quan trọng.

Hoàng Việt nhất thống dư địa chí do Binh bộ Thượng thư Lê Quang Định dâng lên Gia Long năm 1806, có ghi nhận chợ này với tên gọi là chợ Cây Hoa khi mô tả con đường từ cửa Tây Nam trấn thành (tức thành Hoàng Đế) đi đến đồn nguồn An Tượng. Hoặc như sách Đại Nam nhất thống chí bản Duy Tân khắc in năm 1910 cho biết rõ ràng hơn về chợ này: “Chợ An Thuận tục danh là chợ Cây Bông ở huyện Tuy Viễn”.

Đoạn chép về chợ Cây Bông trong sách Hoàng Việt dư địa chí.

Tên chợ, Cây Hoa hay Cây Bông, thật ra chỉ là sự khác nhau về cách gọi của 1 cái chợ mà thôi. Nguyên là thời phong kiến có lệ kỵ tên húy của vua chúa, thân vương; ngay cả trong thường nhật, người dân cũng cẩn trọng lời ăn tiếng nói, phải gọi trại đi để tránh xúc phạm, bị gán cho tội phạm thượng. Vào triều Nguyễn, Hồng Nhậm là tên của vua Tự Đức, vì thế những chữ gọi “Hồng” phải đọc trại thành “Hường”. Tên của mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa nên phải kiêng cữ chữ “Hoa”. Địa danh ấp Hoa An của phường Hoa Phúc thời Gia Long ở Phù Cát ngày nay, sau phải đọc trại ra là ấp Ba An của phường Ba Phúc. Tương tự như chợ Đông Hoa ngoài Huế phải cải tên là chợ Đông Ba. Tên nữ tướng Thoại Hoa trong vở tuồng Ngũ hổ bình Tây cũng vì thế mà phải trại đi là Thoại Ba. Chợ Cây Hoa ở Bình Định buộc phải cải thành chợ Cây Bông cũng trong tình huống này.

Đến đây lại có một điểm thú vị nên biết, vậy tại sao chợ Cây Hoa không cải thành chợ Cây Ba như chợ Đông Ba, mà lại cải thành Cây Bông? Xét Hoàng Việt nhất thống dư địa chí khi viết về con đường từ cửa Tây Nam trấn thành (tức thành Hoàng Đế) đi đến đồn nguồn An Tượng có đoạn: “…dọc đường có dân cư và ruộng vườn xen nhau, đến sông Thiện Hiếu, tục gọi là sông Bến Bông…”. Bông với tự dạng như sách đã chép mang nghĩa là cây bông vải chứ không phải là bông hoa như nhiều người vẫn nhầm. Có lẽ vì ngày xưa Bến Bông là chỗ gom bông vải, là bến sông tấp nập đổi trao hàng bông vải nên đã thành tên. Chợ Cây Hoa gần Bến Bông, khi phải đổi tên vì kỵ húy, đã có sẵn tên, cải Cây Hoa thành Cây Bông thì cũng là dễ hiểu. Từ một đoạn chữ nghĩa địa danh, ta có thể hiểu thêm về phong thổ xưa của quê hương mình như thế.

Thời vua Duy Tân, chợ Cây Bông chịu ngạch thuế hạng 9, cùng hàng với các chợ lân cận như: Chợ Thái Bình (Đại Bình), chợ Đông Lâm, chợ Trung Ái. Chỉ là chợ dân sinh, nhưng phiên chợ lại thuộc nhóm chợ Gò Chàm, bấy giờ là chợ ở trung tâm tỉnh thành, ngày nay là chợ Bình Định, như thế cũng có thể đoán ra đây là một trung tâm mua bán giao dịch không hề nhỏ.

PHAN TRƯỜNG NGHỊ

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Lễ hội cầu ngư ở Bình Ðịnh: Di sản cần được bảo tồn và phát huy  (13/3/2023)  
Chiều nghiêng  (12/3/2023)  
Rớt lặng tiếng khà  (12/3/2023)  
Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân  (11/3/2023)  
Ra mắt Tạp chí Văn nghệ Bình Định điện tử  (10/3/2023)  
Khắc họa hình tượng về tranh Đông Hồ bằng ngôn ngữ ballet  (10/3/2023)  
Hố thiêng trong kiến trúc đền tháp Champa Bình Ðịnh  (10/3/2023)  
Giải thưởng Ðào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học, nghệ thuật lần thứ VI: Tín hiệu vui từ nhiều tác giả trẻ  (10/3/2023)  
Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Lào Cai - Sa Pa diễn ra từ ngày 10 - 11.3  (9/3/2023)  
Ra mắt Sách trắng “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam”  (9/3/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang