• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Văn hóa - Nghệ thuật

Diệu Giác - ngôi chùa Ni đầu tiên của người Việt tại Lào

Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Lào đã tổ chức lễ khánh thành công trình Tam bảo tại Chùa Diệu Giác. Đây là 1 trong 3 ngôi chùa Việt được cộng đồng người Việt xây dựng tại tỉnh Savannakhet.

 

Chùa Diệu Giác nằm cạnh một ngã tư đường ở thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannekhet. (Ảnh: Đỗ Bá Thành/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, tối 12.11, tại thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Lào đã tổ chức lễ khánh thành công trình Tam bảo tại Chùa Diệu Giác.

Đây là một trong ba ngôi chùa Việt được cộng đồng người Việt xây dựng tại tỉnh Savannakhet, Trung Lào.

Tham dự có đại diện Liên minh Phật giáo tại tỉnh Savannakhet; Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào; đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Lào; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại tỉnh Savannakhet; đại diện các ban ngành liên quan của tỉnh Savannakhet, cùng đông đảo đông đảo bà con Phật tử Việt Nam và phật tử Lào đang làm ăn sinh sống tại địa bàn và tại Lào.

Dự án xây dựng Tam bảo Chùa Diệu Giác được triển khai từ tháng 1.2022 với tổng vốn đầu tư khoảng 8,2 tỷ đồng Việt Nam do các chư tăng ni và phật tử trong và ngoài nước đóng góp.

Sau gần 2 năm xây dựng, ngôi chùa này đã hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp đủ điều kiện thuận duyên để tổ chức tu học Phật pháp, làm trung tâm sinh hoạt cộng đồng, trao đổi văn hoá và tìm hiểu giáo lý Phật đà cho cộng đồng phật tử hai nước Việt Nam-Lào.

Chùa Diệu Giác là ngôi chùa Ni đầu tiên của người Việt tại Trung Lào, được những người Việt sang lập nghiệp định cư tại đây xây dựng theo kiến trúc thuần Việt từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Trong gần 100 năm qua, ngôi chùa này đã là nơi sinh hoạt tôn giáo không chỉ của bà con Phật tử người Việt Nam, mà còn của các Phật tử người Lào.

Là một người dân sinh sống tại thành phố Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet, bà Daonouly Boupphavanh thường xuyên đến các chùa Việt trong tỉnh để tham dự các sự kiện tôn giáo.

Theo bà Daonouly, sở dĩ bà hay lui tới các chùa Việt là do người Lào và người Việt có quan hệ rất đoàn kết và gắn bó với nhau, nên mỗi khi các chùa Việt tổ chức lễ hội gì bà cũng đến tham dự.

Theo Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Lào, trong thời gian tới, Ban điều phối sẽ nỗ lực hơn nữa để phát triển thêm các chùa tại những tỉnh có cộng đồng người Việt sinh sống, để những ngôi chùa vừa là cầu nối văn hóa, vừa là nơi gắn kết cộng đồng người Việt nói riêng và gắn kết giữa hai Giáo hội và giữa hai dân tộc về lâu dài nói chung.

Theo số liệu của Ban Điều phối Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hiện tại Lào có 15 ngôi chùa Việt trải dài từ Bắc, Trung cho tới Nam Lào với khoảng 20 chư tăng, ni.

Tất cả các ngôi chùa Việt tại Lào đều là thành viên của Liên minh Giáo hội Phật giáo Lào và có quan hệ chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại địa phương. Hoạt động của các chùa Việt tại Lào đều phù hợp với phong tục tập quán của Lào và Phật giáo.

Các hoạt động văn hóa, tâm linh và Phật giáo của các ngôi chùa Việt không chỉ đang ngày càng thu hút đông đảo cộng đồng người Việt Nam và người Lào tham gia, mà còn là nơi tập hợp, đoàn kết bà con, động viên và hỗ trợ bà con gìn giữ tiếng Việt và bản sắc văn hóa dân tộc, hướng về cội nguồn, đất nước, quê hương, đồng thời thúc đẩy vai trò cầu nối quan hệ hữu nghị nhân dân và Phật giáo giữa hai nước Việt Nam-Lào anh em.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 có số phim dự thi cao nhất từ trước đến nay  (13/11/2023)  
Giải pháp giúp Tây Nguyên phát triển bền vững du lịch văn hoá và sinh thái  (13/11/2023)  
Liên hoan văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ II - 2023: Sẽ diễn ra ngày 16.12.2023  (12/11/2023)  
Lũy đá cổ Phú Hà: Bí ẩn bắt đầu hé lộ  (11/11/2023)  
Diwali - lễ hội sắc màu của Ấn Ðộ  (10/11/2023)  
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 1 - 3.12  (10/11/2023)  
Giúp trẻ tiếp cận nghệ thuật qua nét vẽ  (9/11/2023)  
Thư viện tỉnh nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc  (9/11/2023)  
Lần đầu tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch vùng Tây Nguyên  (9/11/2023)  
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO  (9/11/2023)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang