• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Vắc xin dạng xịt vẫn là vũ khí lợi hại chống dịch Covid-19

Đi vào cơ thể người tương tự cách mà virus SARS-CoV-2 xâm nhập, vắc xin dùng đường mũi nhằm tạo khả năng miễn dịch trong màng nhầy ở mũi và miệng.

 

Vắc xin ngừa Covid-19 dạng xịt Mambisa của Cuba. Ảnh: CIGB/TTXVN

Vắc xin phòng Covid-19 dùng đường mũi, họng vẫn được coi là một vũ khí lợi hại chống dịch bệnh trong tương lai dù kết quả thử nghiệm lâm sàng gần đây của AstraZeneca không thực sự thành công như mong đợi.

Đi vào cơ thể người tương tự cách mà virus SARS-CoV-2 xâm nhập, vắc xin dùng đường mũi nhằm tạo khả năng miễn dịch trong màng nhầy ở mũi và miệng.

Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh ngay từ hệ hô hấp ngoài và cũng giúp giảm nguy cơ người nhiễm bệnh tiếp tục lây lan cho người khác.

Vắc xin dùng đường mũi vì thế được tin là bước đột phá lớn so với việc dùng vắc xin để tiêm trên cánh tay.

Cách làm truyền thống này đã phát huy hiệu quả tốt trong ngăn chặn nguy cơ bệnh nặng nhưng lại chưa thực sự hiệu quả trong ngăn chặn bệnh lây lan.

Tháng trước, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng vắc xin phòng Covid-19 mà không dùng bằng đường tiêm, theo đó xông qua mũi và miệng bằng một thiết bị đặc biệt.

Sau đó vài ngày, Ấn Độ cũng cấp phép một loại vắc xin dùng đường mũi họng nội địa.

Tuy nhiên, tuần trước, các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 sử dụng vắc xin phòng Covid-19 dạng xịt mũi đơn giản của AstraZeneca.

Tuy nhiên, kết quả chỉ ra vắc xin chỉ kích thích sản sinh kháng thể màng nhầy ở nhóm nhỏ các tình nguyện viên tham gia, phản ứng miễn dịch cũng yếu hơn so với việc sử dụng vắc xin tiêm. Nghiên cứu đăng trên tạp chí eBioMedicine.

Chuyên gia Sandy Douglas, từ Đại học Oxford, trưởng nhóm nghiên cứu lâm sàng, cho biết vắc xin dạng xịt không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Điều này rất khác với dữ liệu thử nghiệm được Trung Quốc công bố và nhiều khả năng là do vắc xin tại Trung Quốc được đưa vào sâu trong phổi nhờ thiết bị đặc dụng hơn.

Việc chỉ sử dụng vắc xin xịt đơn giản khiến hầu hết vắc xin cuối cùng bị nuốt vào bụng (thay vì đi vào hệ hô hấp) và bị tiêu hóa trong dạ dày.

Chuyên gia virus học Connor Bamford tại Đại học Queen ở Belfast cho biết điều quan trọng là không quá thất vọng về kết quả này mà cần tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân vì sao vắc xin dùng đường mũi chưa phát huy hiệu quả, từ đó tìm ra cách phát triển phiên bản mới hiệu quả hơn.

Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Trường ĐH Quy Nhơn và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ký kết hợp tác  (16/10/2022)  
Ngày Khoa học và Công nghệ Trường ĐH Quy Nhơn năm 2022  (14/10/2022)  
Tin vắn  (12/10/2022)  
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục STEM  (12/10/2022)  
Phát hiện bất ngờ về liên hệ giữa tiêu thụ thịt đỏ và nguy cơ đột quỵ  (12/10/2022)  
Các nền tảng truyền hình xuyên biên giới vào Việt Nam phải được cấp phép  (11/10/2022)  
Trung Quốc phóng thành công đài quan sát Mặt trời đầu tiên  (10/10/2022)  
Thủ tướng gửi thông điệp của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia  (10/10/2022)  
Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn hữu cơ  (9/10/2022)  
Hơn 500 bạn trẻ tham gia Ngày hội Thiên văn cộng đồng năm 2022  (9/10/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang