• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

“Keo dán” tế bào giúp vết thương nhanh lành

Nhóm nghiên cứu tại ĐH California San Francisco, Hoa Kỳ đã tạo ra một loại “keo tế bào” tổng hợp có thể giúp các tế bào liên kết lại ở nhiều mức độ khác nhau. Kỹ thuật này có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, kể cả trong các mô không dễ lành một cách tự nhiên, từ đó giúp giới khoa học tạo ra những cơ quan tốt hơn trong phòng thí nghiệm.

Cơ thể người cấu tạo từ hàng nghìn tỷ tế bào. Để đảm bảo các tế bào da nằm cạnh nhau, các tế bào gan nằm cạnh nhau, tất cả chúng đều chứa những cấu trúc tí hon gọi là phân tử liên kết tế bào (CAM). Đây là những protein nằm ở bề mặt và liên kết các tế bào lân cận với lực khác nhau, giúp cơ quan không bị tách rời.

Lực liên kết ảnh hưởng đến đặc tính của mô. Ví dụ, các cơ quan có liên kết rất chắc chắn để có thể giữ nguyên hình dạng, trong khi hệ miễn dịch có liên kết yếu hơn để các tế bào dễ di chuyển. Dù đóng vai trò quan trọng, CAM lại thường xuyên bị bỏ qua khi các nhà khoa học tìm cách chỉnh sửa mô.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại ĐH California San Francisco phát triển phân tử liên kết tế bào tổng hợp (synCAM). Mỗi phân tử gồm hai phần. Phần thứ nhất ở bên ngoài tế bào và hoạt động như một thụ thể, xác định những tế bào khác cần liên kết. Phần thứ hai nằm trong tế bào và quyết định lực liên kết. Phối hợp hai phần này, nhóm chuyên gia có thể tùy chỉnh các phân tử cho phù hợp với nhiều loại liên kết tế bào tự nhiên. “Chúng tôi có thể điều chỉnh các tế bào và kiểm soát những tế bào khác tương tác với chúng, đồng thời kiểm soát bản chất của tương tác đó. Điều này mang đến cơ hội tạo ra những cấu trúc mới như mô và cơ quan”, Wendell Lim, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc chế tạo synCAM có thể giúp thúc đẩy y học tái tạo, “vá” các mô thường không tự lành, ví dụ như dây thần kinh hoặc mô tim, thậm chí tạo ra các cơ quan trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu sự phát triển, bệnh tật và thuốc.

(Theo VnE)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Ðể khoa học là nền tảng, động lực cho phát triển  (14/12/2022)  
Hội thảo kết nối cung - cầu công nghệ năm 2022  (14/12/2022)  
Tập huấn kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhanh dịch tả heo Châu Phi dựa trên LAMP  (13/12/2022)  
Khai mạc Trường Sinh học Việt Nam lần thứ nhất  (13/12/2022)  
Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu thiết bị viễn thông 5G sang Ấn Độ  (9/12/2022)  
Xuất khẩu của ngành công nghệ số năm 2022 đạt 136 tỉ USD  (8/12/2022)  
Internet là thành tố quan trọng của chuyển đổi số tại Việt Nam  (7/12/2022)  
Hoài Ân: Tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức cấp xã  (6/12/2022)  
Cáp quang biển lại gặp sự cố  (6/12/2022)  
Apple Maps đã hiển thị lại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam  (6/12/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang