• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Hai tuyến cáp quang biển mới của Việt Nam sắp vận hành

Khoảng quý III/2023, tuyến cáp quang biển ADC đi vào hoạt động. Cũng trong năm nay, cáp quang SJC 2 dự kiến vận hành khai thác, góp phần bổ sung dung lượng lớn Internet đi quốc tế của Việt Nam.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết, tuyến cáp ADC hiện đã hoàn thành triển khai cập bờ, dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III/2023.

4/5 tuyến cáp quang biển hiện tại của Việt Nam đang gặp sự cố một phần hoặc toàn bộ.

ADC là tuyến cáp quang biển có chiều dài cáp ngầm 9.800km, dung lượng đạt trên 140Tbps, sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại nhất hiện nay, giúp kết nối các quốc gia/vùng lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương với tổng mức đầu tư ban đầu là 290 triệu USD.

Khi vận hành khai thác, tuyến cáp ADC sẽ bổ sung 18Tbps vào tổng dung lượng kết nối quốc tế của Viettel, góp phần cung cấp một lượng lớn dung lượng tốc độ cao kết nối từ Việt Nam đi quốc tế.

Cùng với cáp quang ADC, hệ thống cáp quang biển SJC2 cũng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2023, theo chia sẻ của nhà mạng VNPT.

Đây là hệ thống cáp quang biển dài khoảng 10.500 km với dung lượng thiết kế ban đầu là 144Tbps, được xây dựng và vận hành bởi VNPT và các đối tác quốc tế. SJC2 kết nối 9 quốc gia trong khu vực châu Á, có tất cả 11 điểm cập bờ, trạm cập bờ tại Việt Nam đặt tại Quy Nhơn.

Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông, khi cáp quang SJC2 và ADC đi vào hoạt động, Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ được bổ sung dung lượng rất lớn.

Việt Nam đang trải qua sự cố đứt cáp quang biển nghiêm trọng nhất lịch sử khi 4/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố một phần hoặc toàn phần, gồm AAG, APG, AAE-1 và IA. Trong đó tuyến APG mất kết nối hoàn toàn hướng đi Singapore và Hồng Kông.

Theo ông Thắng, sự cố làm mất kết nối khoảng 75% lưu lượng quốc tế trên các tuyến cáp quang biển. Trước thực trạng này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, ứng cứu lưu lượng đi quốc tế cho nhau. Trong đó, Viettel đã chia sẻ 100Gbps dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT.

Ngoài ra, các nhà mạng cũng tăng dung lượng Internet đi quốc tế qua đất liền và thực hiện các biện pháp cân tải dung lượng.

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, với nhiều các phương án xử lý, doanh nghiệp đã bù đắp được khoảng 50% dung lượng đi quốc tế. “Như vậy chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông đã từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng mất kết nối, nhưng tốc độ có thể bị chậm vào giờ cao điểm”, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ.

Ông Nguyễn Hồng Thắng chia sẻ thêm, cùng với việc khắc phục sự cố, Việt Nam phải triển khai thêm các tuyến cáp quang biển với nhiều hướng kết nối khác nhau do các doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng.

Cụ thể, theo quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu có thêm 2-4 tuyến cáp quang biển mới, đến 2030 phấn đấu thêm 4-6 tuyến cáp quang.

Đại diện Viettel chia sẻ thêm, nhìn vào lịch sử có thể thấy, mỗi năm Việt Nam xảy ra khoảng 10 lần đứt cáp biển, thời gian đứt trung bình 1 tháng do việc sửa chữa cáp quang biển vô cùng phức tạp, phải xin cấp phép ra vào địa phận các quốc gia cáp đi qua.

Vì thế, thường chỉ có 3/5 tuyến cáp biển hoạt động đồng thời. Trước bối cảnh đó, Viettel đã lên kế hoạch triển khai thêm 4 tuyến cáp biển từ nay đến năm 2030.

Ba tuyến cáp quang đã có lịch sửa chữa

Theo kế hoạch dự kiến mới được thông báo tới các nhà mạng tại Việt Nam, sự cố trên nhánh S6 của tuyến APG sẽ được khắc phục vào khoảng thời gian từ ngày 23-27.3, lỗi trên nhánh S9 hướng kết nối đi Singapore và Nhật Bản sẽ được sửa chữa trong tháng 4.2023.

Sự cố trên tuyến IA hướng Singapore dự kiến được sửa trong thời gian từ ngày 5-13.4. Các sự cố trên tuyến AAG dự kiến cũng sẽ được khắc phục trong thời gian từ ngày 26.2-15.4. Riêng cáp quang AAE-1 chưa có lịch sửa chữa cụ thể.

Theo Nguyễn Hoài (TPO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tin tặc tấn công đồng thời vào nhiều trang web của NATO  (13/2/2023)  
Canada cảnh báo các vụ lừa đảo nhân ngày Lễ tình yêu 14.2  (13/2/2023)  
Hội thảo khoa học giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chất hữu cơ khó phân hủy và dioxin  (12/2/2023)  
Sinh viên Bình Định hào hứng tham gia diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo  (11/2/2023)  
Giáo sư người Việt vinh dự nhận giải thưởng danh giá của IUPAC  (9/2/2023)  
Mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản: Góp phần phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản  (8/2/2023)  
Giống đậu phụng năng suất cao LDH.09: Thích ứng thổ nhưỡng Bình Định, hiệu quả kinh tế cao  (8/2/2023)  
Microsoft tuyên bố mở ra kỷ nguyên mới ở lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến  (8/2/2023)  
Sửa chữa các tuyến cáp biển internet vào giữa tháng 3.2023  (7/2/2023)  
Google ra mắt công cụ cạnh tranh với ChatGPT  (7/2/2023)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang