• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Khoa học - Công nghệ

Tìm giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực

(BĐ) - Chiều 30.8, tại trụ sở Bộ TT&TT, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS) tổ chức phiên họp chuyên đề lần thứ 2, với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực”.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS chủ trì phiên họp. Phiên họp được kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh có đồng chí Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành.

 


Quang cảnh phiên họp tại điểm cầu trụ sở UBND tỉnh. Ảnh: TRỌNG LỢI

Phát biểu khai mạc phiên họp, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh thông điệp và tầm quan trọng của kinh tế số là một trong ba trụ cột của CĐS, là công cụ giúp bình ổn và tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tại phiên họp, Vụ Kinh tế số và xã hội số (Bộ TT&TT) báo cáo về thực trạng tình hình phát triển kinh tế số. Cụ thể, theo số liệu ước tính sơ bộ của Bộ TT&TT, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trên GDP năm 2022 là 14,26% (cao hơn 1,7 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP 2022), trong đó kinh tế số ICT (công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông - PV) vẫn là trụ cột chính với tỷ trọng đóng góp 9,02% GDP và tác động lan tỏa của ICT đóng góp vào các ngành, lĩnh vực khác là 5,24%. Trong hoạt động kinh tế số ICT, hoạt động sản xuất phần cứng, thiết bị điện tử, quang học đang có đóng góp nhiều nhất hiện nay với 58,58% tổng giá trị kinh tế số ICT, viễn thông là hoạt động thứ hai ghi nhận mức đóng góp cao trong kinh tế số ICT, tiếp đến là hoạt động bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.

Để đạt mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào năm 2025 như Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra, ước tính kinh tế số phải tăng trưởng gấp 3 - 4 lần tăng trưởng GDP (khoảng 20 - 25%/năm), phiên họp đưa ra 9 nhóm giải pháp. Trong đó, có tăng cường dữ liệu và công nghệ, phát triển kinh tế số với không gian tăng trưởng chủ yếu đến từ CĐS ngành, lĩnh vực, hình thành dữ liệu tập trung, phát triển và thúc đẩy sử dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia…; mỗi vùng kinh tế trọng điểm hình thành ít nhất một trung tâm dữ liệu lớn vùng và một trung tâm CĐS vùng; đẩy mạnh quản trị số, thúc đẩy tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh tại một số địa phương, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý để quản lý các nền tảng số.

Phiên họp chuyên đề lần thứ 2 với chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” được kỳ vọng sẽ tạo thêm cú huých góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số Việt Nam nói chung, thúc đẩy phát triển nền tảng số và CĐS DN, ngành, lĩnh vực trong 6 tháng cuối năm 2023 nói riêng.

TRỌNG LỢI

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
WHO đạt thêm 3 thỏa thuận chia sẻ sáng chế công nghệ vắc xin Covid-19  (30/8/2023)  
Nga khẳng định tiếp tục chương trình đưa tàu vũ trụ lên Mặt Trăng  (30/8/2023)  
Khai mạc chấm thi Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIII  (30/8/2023)  
10 dự án tham gia vòng phỏng vấn  (30/8/2023)  
Chủ tịch Microsoft khẳng định cần kiểm soát trí tuệ nhân tạo  (30/8/2023)  
Trẻ sinh non có thể mắc nhiều bệnh mạn tính ở tuổi thanh thiếu niên  (29/8/2023)  
Thu hút gần 500 học sinh, sinh viên tham gia trải nghiệm  (26/8/2023)  
Hội thảo chuyển đổi số trong công tác quản lý thi đua, khen thưởng  (25/8/2023)  
Tổng kết, trao giải thưởng Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ X, năm 2023  (25/8/2023)  
Triển vọng ứng dụng robot AI trong đời sống tại Trung Quốc  (25/8/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Báo Bình Định
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang