• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Chính phủ họp với Bộ Xây dựng, các doanh nghiệp bất động sản lớn, tìm giải pháp ‘cứu’ thị trường

Sáng nay (8.11) tại TP.HCM, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã họp với đại diện Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và hàng chục doanh nghiệp bất động sản lớn để tìm giải pháp gỡ khó cho thị trường.

Trước đó, ngày 7.11, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1492 mời lãnh đạo Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) và nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn đến dự cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

 

Phân khúc căn hộ giá thấp, bình dân tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM gần như không còn - Ảnh: Đ.T.

Theo nguồn tin từ Bộ Xây dựng, có 12 doanh nghiệp bất động sản khu vực phía Nam được mời họp với lãnh đạo Chính phủ, gồm Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty CP Đầu tư IMG, Công ty địa ốc Hoàng Quân, Tập đoàn Him Lam, Công ty CP Đại An, Tập đoàn Phú Cường, Tập đoàn Sơn Kim Land, Tổng công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC), Tập đoàn Khang Điền.

Ngoài 12 doanh nghiệp bất động sản lớn phía Nam, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở khu vực phía Bắc cũng được mời dự họp trực tuyến gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG, Tập đoàn Flamingo...

Trong văn bản mời hợp, Văn phòng Chính phủ đã đề nghị Bộ Xây dựng chuẩn bị 40 bộ tài liệu và báo cáo tại phiên họp.

Trước cuộc họp của lãnh đạo Chính phủ với các doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường sáng nay, HoREA đã có văn bản gửi Thủ tướng báo cáo về thực trạng thị trường bất động sản đang rất khó khăn và đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái.

Theo HoREA, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO, điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

HoREA cũng cho hay một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động, tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp bất động sản, trong đó có những doanh nghiệp quy mô lớn không tiếp cận được vốn để triển khai dự án khi hàng loạt ngân hàng hết room, kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị "tắc" sau các cú sốc Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, FLC trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu.

Cũng theo HoREA, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn" nên phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy "rủi ro", hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu (thậm chí đến 40% giá hợp đồng) tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có "rủi ro" - vì đây là sản phẩm hình thành trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc bán dự án với "giá hời" có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội "thôn tính" có thể làm mất đi "lợi thế" của doanh nghiệp nội địa đang "thống lĩnh" thị trường bất động sản hiện nay, HoREA nhận định.

(Theo B.NGỌC/TTO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Cao tốc Bắc-Nam chia làm 25 gói thầu, cao nhất gần 8.000 tỷ đồng  (8/11/2022)  
Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển tăng 3%  (8/11/2022)  
Giá USD đắt đỏ, cả doanh nghiệp nhập khẩu và xuất khẩu đều lo ngại  (8/11/2022)  
TP.HCM yêu cầu ngân hàng SCB giải thích rõ ràng, không né tránh người dân  (8/11/2022)  
Vietnam Airlines Group triển khai check-in online tại 22 sân bay cả nước  (7/11/2022)  
Lãnh đạo thành phố Hà Nội đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lênin  (7/11/2022)  
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc tiến hành tuần tra liên hợp  (7/11/2022)  
Bệnh viện được thanh toán bảo hiểm y tế bằng mức chi  (6/11/2022)  
Trình Quốc hội việc bổ sung thông tin nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới  (5/11/2022)  
Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Cà Mau chủ động ứng phó với gió mạnh trên biển  (4/11/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Tuyển dụng công chức, viên chức
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang