• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Vùng Đông Nam Bộ phải lấy người dân làm chủ thể của sự phát triển

Trưa 26.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đông Nam Bộ đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Thủ tướng nhấn mạnh: đã nói là phải làm, hiệu quả là hài hòa lợi ích.

Sau khi nghe các tham luận của các bộ ngành, chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, trưa 26.11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có kết luận về những "đột phá mới", "giá trị mới" để thực hiện nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

Hiệu quả là hài hòa lợi ích, cùng nhau chia sẻ rủi ro

Thủ tướng nhấn mạnh: "Đã nói là phải làm. Đã cam kết phải thực hiện hiệu quả". Thủ tướng giải thích rõ nội hàm của "hiệu quả" là hài hòa lợi ích giữa các bên, nếu có khó khăn, rủi ro thì cùng nhau chia sẻ. Thủ tướng cũng đề nghị chính sách nếu có thay đổi thì phải có điều khoản chuyển tiếp để xử lý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ ra những thách thức mà vùng Đông Nam Bộ đã và đang phải đối diện. Đó là phát triển chưa bền vững, tắc nghẽn giao thông, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo.

Đáng chú ý đó là kết nối hạ tầng chiến lược chưa đầy đủ, toàn diện, cũng như nguồn lực chủ yếu vào nhà nước, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chưa ngang tầm với vị trí của vùng.

Từ đó, Thủ tướng khẳng định đường hướng phát triển của vùng Đông Nam Bộ phải nhanh, hài hòa, bao trùm, tổng thể và bền vững, phải có trí tuệ, bản lĩnh, có tính nghệ thuật. Để làm được những gì tốt nhất cho sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích rõ những nội hàm của chín chữ "tư duy mới - đột phá mới - giá trị mới".

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP

Lấy người dân làm chủ thể của sự phát triển

Theo đó, tư duy mới là phải tự lực, tự cường, không trông chờ ỷ lại, dựa vào nội lực và nội lực kết hợp với ngoại lực. Là phải chủ động tích cực hội nhập sâu rộng toàn diện nhưng phải hiệu quả. "Lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, mọi người dân phải tham gia xây dựng và thực thi chính sách một cách dân chủ, công bằng và bình đẳng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về đột phá mới, Thủ tướng nói rõ đó là cách thức, phương thức huy động nguồn lực và phải có cơ chế chính sách đột phá vì cơ chế chính sách là tiền, là nguồn lực. "Vướng cái gì phải đề xuất rõ, phân cấp ra mà xử lý, cá thể hóa trách nhiệm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng đồng tình với một trong những khâu đột phá mới là phải có trung tâm tài chính để huy động nguồn lực. Việc này, Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì. Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất của chủ tịch UBND TP.HCM trong việc phải thành lập "Quỹ phát triển hạ tầng giao thông chiến lược" và giao cho Bộ Tài chính cùng Bộ Giao thông vận tải chủ trì.

"Giao phải làm, nếu không làm thì mất đi hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương", Thủ tướng nhấn mạnh.

Từ đó, Thủ tướng chỉ ra nội hàm của chữ "giá trị mới". Đó là vùng Đông Nam Bộ phải phát triển nhanh hơn nữa, thu nhập bình quân đầu người phải bằng các nước trong khu vực và quốc tế. Đó là hạ tầng kết nối phải tốt nhất cả nước.

Đặc biệt phải khắc phục được tồn tại mà nhân dân bức xúc khi môi trường sống bị ô nhiễm. "Giá trị mới lớn nhất là góp phần xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Tôi rất tin tưởng TP.HCM và năm tỉnh sẽ thực hiện được nghị quyết 24" - Thủ tướng gửi gắm.

(Theo ĐÔNG HÀ/TTO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11  (25/11/2022)  
Thủ tướng dự Lễ xuất khẩu lô xe ô tô điện đầu tiên của VinFast ra thế giới  (25/11/2022)  
Bộ trưởng GTVT: Địa phương “đuối” giải ngân sẽ không có dự án mới  (25/11/2022)  
TP HCM cắt giảm 38.000 cán bộ tổ dân phố ra sao?  (25/11/2022)  
Hoàn thành mở cửa thị trường nhiều nông sản sang Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản  (24/11/2022)  
Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến về truyền thông chính sách  (24/11/2022)  
Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ chạy thử từ ngày 5.12  (24/11/2022)  
Chính phủ đặt 7 nhiệm vụ trọng tâm cho phát triển vùng Đông Nam Bộ  (24/11/2022)  
Xây dựng đường biên giới Lào - Việt Nam hòa bình, hữu nghị  (23/11/2022)  
GDP 2023 có thể đạt 6,7% và những vấn đề để đảm bảo tăng trưởng bền vững  (22/11/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang