• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Trong nước

Việt Nam thuộc nhóm thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Hàn Quốc

Theo Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, hiện Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc.

 

Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Hàn Quốc.

Trong 5 thị trường cung cấp lớn nhất này, Hàn Quốc tăng lượng nhập khẩu từ Indonesia và Trung Quốc, nhưng lại giảm nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản so cùng kỳ năm 2022.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) dẫn số số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 4 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 12,47 nghìn tấn, trị giá 18,92 triệu USD, tăng 5,6% về lượng, nhưng giảm 15% về trị giá so cùng kỳ năm 2022; giá xuất khẩu bình quân cao su sang thị trường này đạt 1.517 USD/tấn, giảm 19,5% so cùng kỳ năm 2022.

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc chủ yếu là cao su tự nhiên. Trong đó, chủng loại SVR 10 được xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều nhất, chiếm 28,05% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc. Đứng thứ 2 là chủng loại SVR CV60, chiếm 24,53% và SVR 3L chiếm 14,44% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023.

Giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su sang Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023 hầu hết đều giảm mạnh so cùng kỳ năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là SVR 10 giảm 21,6%; SVR 20 giảm 20,2%; RSS3 giảm 19,9%; SVR CV60 giảm 19,5%...

Trong 4 tháng đầu năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 9,67 nghìn tấn, trị giá 15,32 triệu USD, giảm 32,3% về lượng và giảm 43,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2022.

Thị phần cao su Việt Nam chiếm 5,88% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, giảm mạnh so với mức 8,36% của 4 tháng đầu năm 2022.

Tại thị trường Hàn Quốc, thị phần cao su của Việt Nam đang bị thu hẹp so cùng kỳ năm 2022, trong khi thị phần cao su của Indonesia, Trung Quốc, Philippines, Campuchia, Đức… tăng so cùng kỳ năm 2022.

Trên thị trường thế giới, mới đây, Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) đã công bố báo cáo thống kê thị trường cao su tự nhiên toàn cầu tháng 4.2023. Theo đó, trong tháng 4.2023, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 896 nghìn tấn, tăng 1,5% so với tháng 4.2022. Trong khi đó, nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu tăng 2,5% so với tháng 4.2022 lên 1,241 triệu tấn.

Do đó, thị trường toàn cầu thiếu hụt khoảng 345 nghìn tấn cao su tự nhiên trong tháng 4.2023. ANRPC dự báo, năm 2023 nguồn cung cao su toàn cầu sẽ tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu.

Tại thị trường trong nước, trong 10 ngày giữa tháng 5.2023, giá mủ cao su nguyên liệu vẫn giữ ổn định, giá mủ cao su tiếp tục duy trì quanh mức 225-280 đồng/TSC. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 270-280 đồng/TSC.

Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty Cao su Phước Hòa được giữ ở mức 278-280 đồng/TSC. Tại Gia Lai, mủ cao su nguyên liệu được Công ty Cao su Mang Yang thu mua với giá 225-235 đồng/TSC.

Theo PHÚC HUY (NDO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ lãi suất điều hành  (24/5/2023)  
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra với sản phẩm giá để đồ bằng thép từ Việt Nam  (23/5/2023)  
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Đảng nước Nga Thống nhất Dmitry Medvedev  (23/5/2023)  
Chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thịt ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam  (23/5/2023)  
Quảng Ninh mua điện từ Trung Quốc  (23/5/2023)  
Bộ NN&PTNT đề nghị khẩn trương ứng phó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn  (23/5/2023)  
Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm cán bộ để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài  (22/5/2023)  
Đảo chiều, giá xăng RON95-III tăng gần 500 đồng từ 15 giờ chiều nay  (22/5/2023)  
Bộ Công Thương tổ chức xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2022  (22/5/2023)  
Bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn băn khoăn khi chi phí tăng  (22/5/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Tuyển dụng công chức, viên chức
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang