• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Tòa soạn - Bạn đọc

Tràn lan công trình trái phép ven lòng hồ Ðịnh Bình

 

Những năm gần đây, nhiều người dân tự ý xây dựng các công trình trái phép trên đất rừng phòng hộ ven lòng hồ Ðịnh Bình (xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh). Việc làm này không những vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến an toàn công trình hồ đập.

Theo thống kê của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, hiện có 22 trường hợp tự ý chiếm dụng đất quy hoạch chức năng phòng hộ tại khu vực ven lòng hồ Định Bình (thuộc thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo) để xây dựng công trình trái phép. Trong đó, 21 trường hợp làm lán, trại tạm tiếp giáp với cao trình ngập nước hồ Định Bình để phục vụ việc nuôi cá lồng tại hồ; thời điểm xây dựng từ trước năm 2016.

Lán, trại tạm xây dựng trái phép tại vùng tiếp giáp với cao trình ngập nước hồ Định Bình để phục vụ việc nuôi cá lồng. Ảnh: V.L

Đáng chú ý, có 1 trường hợp chiếm dụng đất tại khoảnh 1, tiểu khu 184B, thôn Định Nhất để xây dựng nhà sàn bằng gỗ kiên cố, cao 7 m, mái lợp tôn, diện tích 53 m2 và nhà vệ sinh rộng hơn 5 m2. Trường hợp này mới vi phạm vào tháng 5.2021, khiến chính quyền địa phương, các ngành chức năng liên quan của huyện Vĩnh Thạnh “đau đầu” trong việc xử lý.

Ông Phạm Huy Bắc, công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường của UBND xã Vĩnh Hảo, cho biết: Người xây dựng nhà sàn kiên cố này là bà Trương Thị Lệ Thâm (ở thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh). Bà làm vậy vì cho rằng khu vực này là đất cũ của gia đình bà; trước kia, bà cũng có đơn xin thuê đất tại đây để làm trại sản xuất và nhà nuôi yến.

Tuy nhiên, căn cứ theo hồ sơ địa chính và các văn bản pháp luật hiện hành, khu vực này thuộc diện tích rừng phòng hộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh; đơn vị này cũng đã trồng rừng phòng hộ gắn với rừng cảnh quan vào năm 2013. Do đó, sau khi phát hiện bà Thâm xây dựng công trình trái phép, UBND xã Vĩnh Hảo đã lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ cho UBND huyện Vĩnh Thạnh xử lý theo đúng thẩm quyền.

Theo ông Lý Hoài Nam, Trưởng Phòng TN&MT huyện Vĩnh Thạnh, UBND huyện đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Thâm, số tiền phạt 5 triệu đồng. Ngoài ra, buộc bà Thâm tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng vi phạm trên đất, trả lại diện tích đất đã lấn chiếm theo đúng quy định. Tuy nhiên, đến nay bà Thâm chưa thi hành quyết định xử phạt. Phòng TN&MT huyện đang củng cố, hoàn tất hồ sơ để tham mưu UBND huyện Vĩnh Thạnh ban hành quyết định cưỡng chế thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Ông Trần Phước Phi, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh, cho hay: Ban đã và đang phối hợp với địa phương, các ngành chức năng liên quan kiểm tra, rà soát đối với 21 trường hợp xây dựng lán, trại tạm phục vụ việc nuôi cá lồng tại hồ. Trong đó, tập trung xem xét sự tác động đến rừng trồng phòng hộ; hiệu quả kinh tế của nuôi cá lồng; giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Trên cơ sở đó, sẽ tham mưu UBND huyện Vĩnh Thạnh trình UBND tỉnh cho chủ trương xử lý.

“Nếu UBND tỉnh chủ trương kiên quyết tháo dỡ các lán, trại tạm thì Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện sẽ phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện xử lý theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp tỉnh có chủ trương cho tồn tại lán, trại để phục vụ việc nuôi cá lồng, Ban cũng sẽ phối hợp với UBND xã Vĩnh Hảo và các ban, ngành liên quan xây dựng phương án, quy chế quản lý. Mục đích vừa không ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, công trình hồ đập; vừa phát huy hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng tại lòng hồ Định Bình”, ông Phi cho biết thêm.    

VĂN LỰC

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
TP Quy Nhơn: Hoàn tất làm căn cước công dân cho học sinh  (4/4/2022)  
Làm bạn với con  (4/4/2022)  
Cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép ở Phước Mỹ  (4/4/2022)  
Chấn chỉnh tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội  (4/4/2022)  
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch đến 4,5 triệu đồng/người/khóa  (2/4/2022)  
Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về trật tự ATGT đường thủy nội địa  (1/4/2022)  
Bất an với xe chở hàng cồng kềnh  (1/4/2022)  
Cảnh giác với “cò” khám bệnh  (31/3/2022)  
“Hô biến” đất rừng thành đất ở, phân lô bán nền  (29/3/2022)  
Khắc phục tình trạng chế biến đá gây ô nhiễm môi trường  (29/3/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
Tuyển dụng công chức, viên chức
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang