• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Tòa soạn - Bạn đọc

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất:

Ðể cuộc sống người dân bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

 

Trong nội dung dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi), điểm mới được quan tâm trong nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 3.11, nhiều ĐBQH đã bày tỏ băn khoăn, có ý kiến còn trái chiều về nguyên tắc bồi thường nêu trên. Một số đại biểu cho rằng quy định này khó khả thi trong thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều đại biểu khác đánh giá đây là điểm mới, thể hiện thêm sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi còn bị ảnh hưởng trong nhiều năm qua. 

Nhà ông Dương Văn Tường và nhiều hộ dân khác ở thôn Diêm Vân (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) sẽ được đền bù, giải tỏa thu hồi đất. Ảnh: H.THU

Tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh góp ý: Để nguyên tắc trên không mang tính “hô hào”, cần những quy định cụ thể, rõ ràng hơn. Trước hết, cần xem xét lại việc bồi thường tính theo giá đất do Nhà nước ban hành theo từng loại đất tại thời điểm thu hồi đất của người dân đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Nhiều trường hợp cử tri phản ánh, nếu thu hồi đất để thực hiện các công trình công cộng hay phục vụ lợi ích chung thì họ sẽ không phân vân nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp xây dựng các dự án khu dân cư thương mại mà thu hồi và bồi thường đất không thỏa đáng, không có chính sách tái định cư tại chỗ phù hợp thực tiễn thì người dân cảm thấy thiệt thòi.

“Để người dân có chỗ ở bằng hoặc tốt hơn thì phải ưu tiên tái định cư tại chỗ, hoặc ưu tiên các diện tích đất có vị trí tốt nhất ở các khu tái định cư, khu dân cư hiện hữu thì quyền lợi người dân mới đảm bảo”, đại biểu Hạnh nêu ý kiến.

Ông Dương Văn Tường (77 tuổi, ở thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) cùng nhiều người dân trong thôn đang lo nghĩ, băn khoăn với những “vướng mắc chưa thông” trong đền bù thu hồi đất, tái định cư phục vụ cho dự án Khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân. Khi được hỏi về nguyên tắc bồi thường trong dự thảo Luật nêu trên, ông Tường cho rằng đó là điều mà người dân có đất bị thu hồi luôn mong muốn. Tuy nhiên, việc đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ trong dự thảo Luật mới nêu chung chung.

“Thực tế như việc đền bù cho người dân thôn Diêm Vân chúng tôi, hiện có chênh lệch nhiều giữa giá đất đền bù với “giá đất thị trường” mà nhà đầu tư đưa ra với các lô đất có vị trí thuận lợi. Nếu phải bỏ hết tiền được đền bù xây nhà mới sẽ dẫn đến khó khăn về thu nhập và điều kiện sống sau này”, ông Tường nêu vấn đề.  

Còn về “chỗ ở bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, theo ông Tường còn tùy khu vực dân cư, tùy vùng đô thị hay nông thôn. Nếu quy định cụ thể hơn, trước hết là “bằng” về hạ tầng kỹ thuật, xã hội nếu nơi ở cũ đã tốt; nếu nơi ở cũ còn hạn chế, thiếu thốn thì phải quy định rõ sự “hơn” vượt trội.

“Ở khu vực nhà chúng tôi hiện nay tại thôn Diêm Vân có đường đất nhỏ hẹp, nhưng nhà có diện tích đất rộng, gần đầm, nhánh sông, lại nhiều cây xanh nên mát mẻ… còn thời gian tới chuyển ra khu tái định cư thì nhà mới xây trên diện tích đất nhỏ hơn, lại ở san sát nhau, khu vực chưa có cây cối nên nắng nóng hơn là điều chắc chắn. Tuy nhiên, điểm tốt hơn là khu tái định cư đã xây dựng đường nhựa rộng đẹp, hệ thống đèn chiếu sáng, xây trụ sở thôn và nhà mẫu giáo mới...”, ông Tường cho biết.        

HOÀI THU

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Sản xuất cơ khí trong khu dân cư: Doanh nghiệp cam kết sẽ di dời nhà máy  (7/11/2022)  
Heo đất nghĩa tình  (5/11/2022)  
Lợi dụng khai thác rừng trồng để triệt hạ rừng tự nhiên  (4/11/2022)  
Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời sạt lở đê sông  (4/11/2022)  
Xây dựng công trình khi chưa có giấy phép xây dựng  (4/11/2022)  
Bảo đảm phục hồi lại cảnh quan môi trường cho danh thắng  (2/11/2022)  
Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các mỏ đất  (2/11/2022)  
Nghề review: Cần tỉnh táo, khách quan, đúng sự thật  (31/10/2022)  
Tuyên truyền phòng, chống lừa đảo qua mạng: Cần sự vào cuộc tích cực từ nhiều phía  (31/10/2022)  
Hỗ trợ các văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn khó khăn  (28/10/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang