• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Tòa soạn - Bạn đọc

Bất an với “lân nhí” mùa Trung thu

Múa lân là một trong những nét đẹp văn hóa dân gian, được chờ đợi mỗi khi tết Trung thu về. Tuy nhiên, càng ngày, các đội “lân nhí” có những màn biến tấu có phần phản cảm, cùng những mối nguy khi tập luyện, biểu diễn.

Làm phiền cộng đồng

Không chỉ đơn giản là ông địa, tiếng trống rền với những điệu múa lân đặc sắc như trước, nhiều đội “lân nhí” biến giai điệu trong trẻo của tết Trung thu thành ồn ào, phản cảm, khiến cho nhiều người cảm thấy ngao ngán.

Em H.T.B. (học sinh lớp 8, ở TP Quy Nhơn) cho hay: “Để chuẩn bị tốt nhất cho ngày Trung thu, em và các bạn đã góp tiền mua rất nhiều trang phục cosplay các nhân vật để “quẩy” cho vui. Để thu hút nhiều người đến xem hơn, chúng em thuê hẳn loa công suất lớn để phát những bản nhạc sôi động”.

Bà N.A.C. (ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) cho biết, các đội múa lân của thanh thiếu nhi ngày nay dùng loa thùng phát những bài hát remix nghe rất chối tai. Mấy ngày gần đây, dù đã khuya nhưng vẫn còn tiếng nhạc xập xình, khiến mọi người phải mất ngủ.

Tại các vùng nông thôn, không khí Trung thu cũng rất sôi nổi. Những miền quê vốn yên ả giờ phải nhường chỗ cho những sân khấu tự phát. Đến đêm khuya, tiếng nhạc mới dứt hẳn. Theo ông T.T.Q. (ở xã Phước Quang, huyện Tuy Phước), ngày xưa, dịp Rằm tháng Tám, các đội lân nhảy múa theo nhịp trống rộn ràng rất vui tai. Còn ngày nay, các em có sự chuẩn bị dài ngày, nhưng lại kèm theo cả tiếng nhạc ồn ào, nhảy nhót phản cảm, khiến nhiều người rất khó chịu.

Lân phun lửa là động tác nguy hiểm dễ gây ra bỏng và hỏa hoạn. Ảnh: X.Q

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn

Hiện nay, các đội “lân nhí” đã đầu tư hơn về đạo cụ, trang phục. Song, các em cũng học theo động tác của các đoàn lân chuyên nghiệp, dễ dẫn đến tai nạn thương tích. Đây cũng là nỗi lo của đa số phụ huynh có con em tham gia múa lân.

Để tiết mục thêm đặc sắc, các đội “lân nhí” thuê hẳn những giàn giáo cao để thực hiện các điệu múa trên không trung. Không chỉ con lân, các em còn lôi kéo bạn bè lên nhảy nhót chung vui, gây náo loạn, dễ té ngã. Các đội lân có nhiều thành viên còn cố gắng tập luyện, biểu diễn trên Mai Hoa Thung, rất nguy hiểm.

Chị N.T.M.D. (ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn) cho biết, những ngày tập luyện múa lân, tay chân con trai chị có nhiều vết thâm tím, khi hỏi ra mới biết con bị té, ngã trong quá trình luyện tập. “Giàn giáo cao như vậy chắc chắn sẽ gây ra chấn thương khi té ngã. Tôi đã cấm con không được múa lân trên những bục cao như thế”, chị D. nói.

Chưa hết, để góp phần cho buổi biểu diễn thêm đặc sắc, các em còn trình diễn phun lửa. Đây là trò nguy hiểm vì rất dễ gây ra bỏng hoặc hỏa hoạn. Trong quá trình biểu diễn, nhiên liệu độc hại có thể ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người biểu diễn, còn dễ gây bỏng, hỏa hoạn nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn.

Ông N.T.M. (ở phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) cho biết: “Cháu tôi ngày nào đi tập về cũng có những vết bỏng trên tay. Nếu như chẳng may xảy ra hỏa hoạn cháy đầu lân trong lúc bật lửa thì sẽ rất nguy hiểm. Người xem còn ủng hộ cho việc này khiến tôi rất bức xúc”.

Để hoạt động múa lân dịp tết Trung thu lành mạnh, an toàn, cần có sự quan tâm, kiểm soát của phụ huynh. Người lớn không nên tiếp tay cho những hành vi nguy hiểm, dễ gây tai nạn thương tích.

Theo anh Dương Công Minh, Trưởng đội múa lân sư rồng Thịnh Phát (ở phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn), để chuẩn bị cho một tiết mục múa lân hoành tráng, thành viên các đoàn lân phải luyện tập rất kỹ, hầu hết họ đều xuất thân từ các võ đường. Màn biểu diễn Mai Hoa Thung chỉ có các đoàn lân chuyên nghiệp mới thực hiện được, các em không nên bắt chước làm theo, rất nguy hiểm.

XUÂN QUỲNH

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em  (25/9/2023)  
Hiệu quả từ một mô hình phân loại rác tại nguồn  (25/9/2023)  
Cần nắm bắt kỹ lưỡng thông tin về xuất khẩu lao động  (25/9/2023)  
Chủ động phòng ngừa, ứng phó nguy cơ sạt lở đất ở miền núi  (22/9/2023)  
An Nhơn kiên quyết xử lý “tín dụng đen” ở nông thôn  (18/9/2023)  
Tổ chức giữ xe có thu phí ở nội thành Quy Nhơn: Cần thông tin rộng rãi, tạo sự đồng thuận  (18/9/2023)  
Ðường Ðiện Biên Phủ hư hỏng, nguy cơ mất ATGT  (15/9/2023)  
Lao đao vì bị lừa khi đặt phòng trọ  (15/9/2023)  
Chưa thi hành án do phát sinh vướng mắc liên quan nguồn gốc tài sản  (15/9/2023)  
Sẽ nâng cấp hồ chứa nước Ðá Vàng trong năm 2024  (13/9/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
Báo Bình Định
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang