• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy ngân hàng số tại Việt Nam

“Để phát triển ngân hàng số trong tương lai, đòi hỏi sự phối hợp các công ty Fintech, cùng với đó là việc hoàn thiện về hành lang pháp lý về công nghệ tài chính là điều rất cần thiết”.

Đây là ý kiến của các đại biểu tại hội thảo “Quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính, thúc đẩy hoạt động Fintech và ngân hàng số tại Việt Nam” được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 8.12, tại Hà Nội.

Cùng với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngày càng nhiều người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ từ Fintech. Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng như: dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay ngang hàng, quản lý tài sản... nhằm mang tới cho khách hàng các dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Việc triển khai ngân hàng số đang đòi hỏi sự phối hợp cùng với các công ty Fintech trong phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam phát biểu tại diễn đàn

Tuy nhiên, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến các công ty quản lý đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công tác quản lý, giám sát do những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân…

“Các ngân hàng vẫn gặp phải những gian lận phổ biến như: đánh cắp thông tin bảo mật để chiếm quyền sử dụng thẻ/tài khoản ngân hàng điện tử; lừa đảo khách hàng. Theo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an phát hiện và xử lý 840 chuyên án/vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, tăng 42% so 6 tháng cuối năm 2021. Hay Công ty An ninh mạng Viettel cũng thông tin, năm 2021, các vụ tấn công phishing vào Việt Nam tăng gấp 3 lần 2020 với khoảng 6.000 website giả mạo, lừa đảo”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam nêu thực tế.

Toàn cảnh diễn đàn

Để quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính, thúc đẩy hoạt động Fintech và ngân hàng số tại Việt Nam, các ý kiến đều cho rằng, thời gian tới, nhà nước cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về công nghệ tài chính. Cùng với đó, nhiệm vụ đặt ra với các cơ quan quản lý là phải đảm bảo đồng thời mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các hoạt động của Fintech, trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng nhà nước tiếp tục tăng cường, thường xuyên để cảnh báo tới các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán. Các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác cảnh báo nguy cơ biến tướng tín dụng đen của hoạt động cho vay qua app. Bên cạnh đó, cần ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng…

“Các ngân hàng truyền thống phải có giải pháp tự làm mới mình, hợp tác với công ty Fintech để thành một ngân hàng số trong tương lai để đảm bảo an toàn về hệ thống tài chính vừa đáp ứng nhu cầu phát triển nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển cần những hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng Fintech phát triển đúng hướng, đảm bảo như tuân thủ các chủ trương của các nước sở tại cũng như phát triển bền vững”, ông Chu Quang Thái, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ nêu quan điểm.

Theo Nguyễn Hằng (VOV1)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Điều tiết tăng lưu lượng nước qua tràn ở các hồ chứa để đón mưa lớn  (8/12/2022)  
Truyền thông nước ngoài đánh giá cao triển vọng kinh tế vĩ mô của VN  (8/12/2022)  
Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023  (8/12/2022)  
Phù Mỹ vào mùa vạn thọ Tết  (7/12/2022)  
Vận tải hành khách vào mùa Tết  (7/12/2022)  
Đã có 100 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Khuyến mại Bình Định năm 2022  (7/12/2022)  
Đề xuất chủ trương thành lập các phường thuộc thị xã và thành lập TP An Nhơn  (7/12/2022)  
Khai mạc Hội nghị Bưu chính các nước ASEAN  (7/12/2022)  
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân 2022 - 2023: Linh hoạt, phù hợp với từng địa phương  (6/12/2022)  
Phát triển nghề nuôi cá thát lát cườm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm  (6/12/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Liên hệ quảng cáo
Tuyển dụng công chức, viên chức
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang