• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Trồng cỏ vetiver có nhiều ưu điểm

Nhận thấy giống cỏ vertiver có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực đối với cây trồng, anh Phan Trọng Hà, ở thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn đã đưa giống cỏ này về trồng.

Anh Hà cho biết: Chuyện bắt đầu từ việc giá rơm rạ khô để che phủ, giữ ẩm và tạo độ mùn cho vườn măng tây hữu cơ ngày càng tăng cao, khi tìm nguồn thay thế, tôi biết nhiều chủ vườn măng khác đã thay bằng cỏ vetiver. Năm 2020, tôi mua khoảng 1.000 tép cỏ giống từ một nhà vườn ở phía Bắc về trồng tại vườn, nhân giống lên và chẳng mấy chốc đã dư dùng. Cỏ lên vừa đủ độ cao, tôi cắt đem phủ cho gốc măng tây.

Anh Hà trồng cỏ vetiver cùng cây đậu phụng.  Ảnh: ĐINH NGỌC

Cỏ vetiver là loài cỏ rất dễ trồng, ngay cả với những vùng khí hậu khắc nghiệt. Đặc điểm nổi bật là nó có bộ rễ dài, có thể ăn sâu vào đất. Vì vậy, có thể bám chặt, giữ đất rất chắc. Với đặc tính đó, cỏ vetiver được nhiều chuyên gia khuyến khích nên đưa vào trồng ở bờ sông, taluy đường để gia cố các công trình giao thông, chống sạt lở, xói mòn. Trước mắt, anh Hà dùng cỏ vetiver để thay rơm rạ khô, chi phí rẻ hơn rất nhiều.

“Thấy tôi đưa cỏ về trồng xen với măng tây, nhiều người sợ rằng với bộ rễ vững chãi như thế sẽ lấy hết chất dinh dưỡng của các giống cây trồng khác, sau thời gian ngắn sẽ khiến đất cằn cỗi. Thực tế thì ngoài việc giữ đất không bị xói mòn, trôi chảy vào mùa mưa; cỏ vetiver cấu tạo như bấc đèn dầu nên có tác dụng hút nước ngược trở lại, giúp đất luôn giữ được độ ẩm vào mùa nắng, rễ cỏ ăn sâu tạo độ tơi xốp cho đất. Giống cỏ này có thể cộng sinh nên đưa nước thấm vào đất rất nhanh  nên tôi cắt cỏ phủ lên bề mặt đất có tác dụng che phủ rất tốt lại thêm độ mùn cho đất. Do vậy, vetiver còn giúp cây trồng bên cạnh sinh trưởng tốt hơn”, anh Hà giải thích.

Hiện tại, trên diện tích đất hơn 3.000 m2, anh Hà đang trồng cỏ vetiver cùng với nhiều loại cây như măng tây, đậu phụng, dừa xiêm… và sau hơn 2 năm có thể khẳng định rằng mô hình cộng sinh này đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh việc tiết giảm được khoảng 10 triệu đồng chi phí mua rơm, rạ phủ giữ ẩm mỗi năm, việc trồng cỏ còn giữ được độ ẩm, dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, chống rữa trôi, giảm độ màu mỡ của đất. Ngoài ra theo anh Hà, còn có thể giảm được một số chi phí khác liên quan đến việc bơm tưới nước, nhân công làm cỏ dại, bởi đã trồng cỏ vetiver thì các loại cỏ khác gần như không thể mọc chen vào được.

Anh Hà cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích canh tác có sự cộng sinh với cỏ vetiver; đồng thời tổ chức nuôi trùn quế, tạo nguồn nguyên liệu để sản xuất phân và dịch trùn quế, lấy đây là cơ sở quan trọng để triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Mới đây anh Hà đã dùng cỏ vetiver sản xuất các tấm lợp mái che, quây trại chăn nuôi trùn quế, làm phụ liệu giữ ẩm cho môi trường nuôi trùn. Đồng thời, tìm cách học hỏi để có thể sản xuất một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ loài cỏ này.

ÐINH NGỌC

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách xã hội cho cán bộ cấp xã, phường  (22/3/2023)  
Hoài Ân: Tổng kết Dự án hỗ trợ phát triển cây trồng có thế mạnh giai đoạn 2016-2022  (21/3/2023)  
Chuyên gia hỗ trợ trực tiếp các vướng mắc về quyết toán thuế năm 2022  (21/3/2023)  
Tây Sơn triển khai kế hoạch xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới  (20/3/2023)  
An Lão mất mùa đậu phụng  (20/3/2023)  
Mở hướng nuôi biển gắn với phục vụ du lịch  (20/3/2023)  
Chủ động phòng dịch, đảm bảo tiêm vắc xin đúng kế hoạch  (19/3/2023)  
Bình Hòa nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao  (19/3/2023)  
Agribank ưu đãi lãi suất đối với khách hàng DN  (19/3/2023)  
Lập tổ công tác nghiên cứu đề xuất dự án thoát nước, xử lý nước thải  (19/3/2023)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang