• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể|Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng|Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng|
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
Giải đua thuyền máy UIM F1H2O|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Kinh tế

Tưới tiết kiệm nước bằng mini-pan trong thâm canh đậu phụng:

Hiệu quả rõ rệt, bảo vệ môi trường

Năm 2023, Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) phối hợp với các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh triển khai thực hiện mô hình thâm canh đậu phụng gắn liên kết chuỗi, áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước bằng công cụ mini-pan với quy mô 5 ha/điểm trình diễn. Các mô hình này đạt kết quả khả quan, được nhiều nông dân đề nghị chuyển giao để tự lắp đặt, sử dụng.

Hệ thống tưới tiết kiệm nước bằng công cụ mini-pan bao gồm bộ điều khiển trung tâm, hệ thống tưới phun mưa, hệ thống ống và chảo mini-pan. Trong đó, chảo mini-pan là một chảo bốc thoát hơi nước có đường kính từ 60 - 80 cm, được dùng để xác định thời điểm tưới thích hợp cho cây trồng; đồng thời, dựa vào loại đất, độ sâu của tầng rễ hoạt động để xác định liều lượng nước tưới hợp lý. Mini-pan được đặt ngay khi gieo hạt; khi gieo, đất phải đảm bảo đủ ẩm để hạt nảy mầm; đặt ở nơi bằng phẳng, thoáng, không bị che bóng. Việc vận hành tương đối đơn giản, theo đó chỉ cần đổ đầy nước vào chảo ngay sau khi đặt cố định; theo dõi mực nước bốc hơi thông qua thước đo đặt trong chảo. Khi mực nước trong mini-pan tụt xuống đến ngưỡng phải tưới thì tiến hành tưới; luôn đổ nước đầy vào mini-pan sau mỗi lần tưới. Nông dân được hướng dẫn chi tiết để biết mini-pan báo bao nhiêu thì lượng nước, thời gian tưới tương ứng bấy nhiêu; hướng dẫn này còn giúp nông dân biết cụ thể cách tưới theo từng thời kỳ phát triển của cây trồng.

Với cách tưới này nông dân sẽ tưới đúng chỗ, đúng thời điểm cây trồng cần nước, đúng lượng nước cây trồng cần, đúng phương pháp. Nhờ đó, sẽ giúp hạn chế nước tràn lan ra ngoài, giảm cơ hội phát triển của cỏ dại, giữ độ ẩm trong đất vừa phải không tạo điều kiện để cho mầm bệnh phát sinh gây hại.

Tưới tiết kiệm nước bằng mini-pan đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong thâm canh đậu phụng ở Bình Tân. Ảnh: T.N

Ông Đào Văn Thao, xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, chia sẻ: So với cách tưới như lâu nay, cách tưới mới vừa tiết kiệm nước, công sức, điện, công lao động, đặc biệt các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây đậu phụng như sâu xám, sâu xanh da láng, bọ trĩ, rầy... giảm nhiều, mình ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, nhờ đó năng suất tăng đáng kể mà chất lượng đậu lại còn cao hơn nữa.

Thực tế tại xã Bình Tân cho thấy năng suất đậu phụng vụ Hè Thu 2023 của mô hình đạt mức 33,2 tạ/ha, cao hơn ruộng đậu phụng ngoài mô hình 2,9 tạ/ha, lãi 19,6 triệu đồng/ha, cao hơn so với các ruộng đậu phụng và mì không sử dụng hệ thống tưới lần lượt là 5,4 triệu đồng/ha và 7,3 triệu đồng/ha. Việc ứng dụng hệ thống tưới đã góp phần tăng năng suất 10% và hiệu quả kinh tế tăng hơn 38% so với trước. Để lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước sử dụng mini-pan cần đầu tư 45 triệu đồng/ha, khấu hao sử dụng trong 5 năm, như vậy mỗi năm chi phí 9 triệu đồng/ha, thấp hơn khá nhiều so với cách tưới lâu nay - 14 triệu đồng/ha.

Ông Hồ Sỹ Lai, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tân, cho biết: Trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, việc áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước góp phần hỗ trợ sản xuất cho nông dân rất lớn. Hệ thống do Trung tâm Khuyến nông chuyển giao còn giúp giảm lượng phân bón, hóa chất nông nghiệp phải dùng, qua đó giúp giảm ô nhiễm đất đai, nguồn nước. Chúng tôi sẽ có kế hoạch truyền thông, động viên bà con áp dụng, nhân rộng hệ thống tưới tiên tiến này.

THÀNH NGUYÊN

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Nỗ lực thu hút nhà đầu tư  (15/9/2023)  
Đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu còn lại đi đến hoàn thành Dự án CCSEP – Tiểu dự án TP Quy Nhơn  (15/9/2023)  
Hoài Ân giải ngân tốt vốn đầu tư công: Chuẩn bị kỹ dự án, chủ động hỗ trợ thi công  (15/9/2023)  
Tìm hiểu chính sách thuế  (15/9/2023)  
Triển khai thực hiện thông tư số 06/2023: 3 ngân hàng cho khách hàng vay vốn trả nợ  (15/9/2023)  
Tập trung đấu giá, thu tiền sử dụng đất  (15/9/2023)  
An Lão đẩy mạnh cải tạo vườn tạp  (15/9/2023)  
8 tháng hoàn thành chỉ tiêu thu hút dự án mới cả năm 2023  (15/9/2023)  
Nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm  (15/9/2023)  
Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới  (14/9/2023)  
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP TIẾN TỚI ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIV CỦA ĐẢNG
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
TẤM GƯƠNG HCM
Liên hệ quảng cáo
SẮP XẾP BỘ MÁY TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ
Kỷ niệm 50 năm giải phóng Hoài Nhơn
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
CÔNG TY ĐẤU GIÁ HỢP DANH ĐÔNG DƯƠNG
Báo Bình Định
THÔNG TIN QUẢNG BÁ DOANH NGHIỆP
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Công báo
Quảng cáo Báo Bình Định
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng Biên tập: HỒ XUÂN ÁNH
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP Quy Nhơn, Bình Định
Điện thoại: 0256.3822279 - 0966 490 490
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang