• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Năm 2025, 100% cơ sở giáo dục đưa quyền con người vào chương trình học

Nhiều trường học đã đưa quyền con người vào hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa kể từ năm 2022, tiến tới mục tiêu 100% hệ thống giáo dục quốc dân sẽ đưa nội dung quyền con người vào chương trình học.

 

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang xây dựng 4 bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào chương trình học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học. (Ảnh minh họa: MOET)

Đến hết năm 2025, 100% các cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ đưa nội dung quyền con người vào chương trình học.

Đó là vấn đề được đưa ra trong Hội nghị Cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại, do Cục Thông tin đối ngoại và nhân quyền (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức ngày 17.11.

Theo đó, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang xây dựng 4 bộ tài liệu hướng dẫn giáo viên lồng ghép vào chương trình học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học.

Phó giáo sư, tiến sỹ Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết nhiều trường học đã đưa nội dung quyền con người vào hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa kể từ năm 2022.

Như vậy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các bộ ngành đang phối hợp tích cực, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tới năm 2025 có 100% các cơ sở trong hệ thống giáo dục quốc dân sẽ đưa nội dung quyền con người vào chương trình học theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5.9.2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Cán bộ, chiến sĩ công an và các sở, ban, ngành tham dự hội nghị về công tác nhân quyền quy mô lớn nhất từ trước tới nay ở trên địa bàn tỉnh Lai Châu. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phó giáo sư, tiến sỹ Tường Duy Kiên cho rằng nội dung quyền con người đã được lồng ghép trong chương trình học từ lớp 1 đến lớp 12 nhưng chưa sâu sắc, đậm nét, khiến người dân chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này.

Thực tế, nhiều vụ việc vi phạm quyền con người đã xảy ra, gây dư luận xấu trong xã hội, tạo điều kiện nảy sinh các luận điệu xuyên tạc. Ông Kiên đưa ra một số ví dụ thực tiễn như vụ việc giáo viên dùng bạo lực trong trường học hay hai cựu cán bộ công an huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình dùng nhục hình trong quá trình điều tra khiến bị can tử vong…

Viện trưởng Viện Quyền con người cho rằng pháp luật đã có quy định đầy đủ về bạo lực học đường, nghiêm cấm bức cung, dùng nhục hình trong điều tra xét xử… song nhận thức của người dân vẫn chưa cao.

“Chúng ta phải làm sao để quyền con người trở nên gần gũi với mọi người, mọi nhà, phải gắn liền với cuộc sống hàng ngày, để người dân hiểu được giá trị nhân văn tốt đẹp và ý nghĩa thiết thực của quyền con người trong việc xây dựng đất nước phát triển”, phó giáo sư, tiến sỹ Tường Duy Kiên nói.

Viện trưởng Viện Quyền con người cũng nêu những khó khăn trong việc triển khai nội dung đào tạo quyền con người. Ông đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành ý thức được tầm quan trọng của đề án, phối hợp cùng thường trực các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tỉnh triển khai đào tạo, tuyên truyền, chống các luận điệu xuyên tạc, có ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước trên bình diện quốc tế.

Theo đó, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc, nhằm tạo chuyển biến sâu rộng trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng về giáo dục quyền con người ở Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng thế giới đang đối mặt với cùng lúc 3 cuộc chiến: Chiến tranh quân sự, chiến tranh kinh tế và chiến tranh thông tin trên không gian mạng.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí, truyền thông và giáo dục trong việc nâng cao nhận thức con người trong việc đối phó với cuộc chiến thông tin.

Trong khuôn khổ hội nghị, các báo cáo viên cũng trình bày kết quả Vòng 26 Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ, tình hình công tác nhân quyền, kế hoạch bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam thực thi Công ước Liên hợp quốc vế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.

Theo Minh Thu (Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS  (17/11/2022)  
Thanh xuân dành trọn những "chuyến đò"  (15/11/2022)  
Quan tâm hướng nghiệp nhiều hơn  (15/11/2022)  
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang thăm, chúc mừng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và Trường THCS Quang Trung (TP Quy Nhơn)  (15/11/2022)  
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và nhà giáo Lê Đức Giảng, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11  (15/11/2022)  
Có trường hợp bố trí người dạy không đảm bảo trình độ đào tạo theo quy định  (14/11/2022)  
Rà soát quy hoạch xây mới trường THPT để giảm tải Trường THPT Hùng Vương  (13/11/2022)  
Hành trình nào cũng cần nỗ lực, bền bỉ  (13/11/2022)  
Liên quan tạm hoãn thi IELTS: Các trung tâm ngoại ngữ phối hợp thông tin cho người học  (11/11/2022)  
Thực hiện đầy đủ, không cắt xén Chương trình giáo dục phổ thông mới  (11/11/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang