• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Giáo dục

Giá sách giáo khoa tăng gấp 2-4 lần, chiết khấu lên đến gần 30%

Báo cáo của đoàn giám sát nêu rõ giá sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cao, tăng 2-4 lần giá sách giáo khoa chương trình cũ; mức chi phí phát hành (chiết khấu) tối đa lên đến gần 30%

Chiều 14.8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 25, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông’’.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo giám sát

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chuyên đề, cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại, hạn chế.

Đoàn giám sát nhận thấy quy định về môn học Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới gây bức xúc trong nhân dân và các chuyên gia, nhà khoa học; Quốc hội khóa XIII và khóa XV đã phải thảo luận, hai lần ra nghị quyết về nội dung này vào năm 2015 và 2022.

Nội dung kiến thức của một số môn học, bài học chưa thực sự được tinh giản, vẫn gây áp lực đối với học sinh. Việc thiết kế nội dung các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở chưa hợp lý.

Chủ trương triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đồng thời ở cả 3 cấp học dẫn tới thời gian chuẩn bị ngắn, công tác bảo đảm các điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Việc tổ chức các môn học mới (Mỹ thuật, Âm nhạc,…), hoạt động giáo dục chưa đáp ứng đầy đủ mục tiêu, yêu cầu đặt ra. Việc xây dựng các tổ hợp môn học tại cấp trung học phổ thông còn bất cập. Kết quả đổi mới phương pháp dạy và học ở nhiều cơ sở giáo dục chưa cao, nhất là ở vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Việc đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục chưa theo kịp yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hệ thống quy định về thi, kiểm tra, đánh giá chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu về định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Quy định và hướng dẫn thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chưa được ban hành, gây khó khăn cho học sinh, giáo viên trong việc định hướng lựa chọn tổ hợp môn học ở bậc trung học phổ thông và tổ chức dạy học.

Theo Đoàn giám sát, việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định sách giáo khoa còn nhiều bất cập. Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước, nhất là việc quản lý, phát triển nội dung giáo dục phổ thông; quản lý, điều tiết giá sách giáo khoa; thực hiện chính sách xã hội với một số đối tượng và địa bàn.

Giá bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tăng gấp 2-4 lần giá bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.

Việc thực nghiệm sách giáo khoa chưa chưa bảo đảm yêu cầu về quy mô và chất lượng. Việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa sách giáo khoa chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung ở 18 cuốn sách giáo khoa, nhất là sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6, Lịch sử lớp 11.

Cung ứng, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, có tình trạng khan hiếm, thiếu sách cục bộ đối với một số đầu sách trước thềm năm học mới; việc mua sách giáo khoa ngoài thị trường gặp khó khăn. Tình trạng in sách lậu, phát hành sách giáo khoa giả diễn ra phức tạp. Sách giáo khoa mới phát hành chậm, giáo viên có ít thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng. Tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xảy ra sai phạm trong in ấn, xuất bản sách giáo khoa; một số tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

Theo báo cáo giám sát, mức chi phí phát hành (chiết khấu) tối đa đối với sách giáo khoa phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%; năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%.

Quy định về lựa chọn sách giáo khoa chưa chặt chẽ, dẫn tới cách thức triển khai không thống nhất giữa các địa phương; tạo ra kẽ hở để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh. Thời gian lựa chọn ngắn, số bản mẫu sách giáo khoa nhiều (nhất là ở cấp tiểu học) giáo viên gặp khó khăn trong nghiên cứu, đề xuất lựa chọn. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa của nhiều tỉnh chậm, ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng sách giáo khoa.

"Giá bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tăng gấp 2-4 lần giá bộ sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006"- báo cáo giám sát nêu rõ.

Số đầu sách giáo khoa tăng, tình trạng bán sách giáo khoa kèm sách bài tập, sách tham khảo dẫn đến tăng chi phí mua sách. Chi phí phát hành sách giáo khoa cao, chưa hợp lý đối với loại hình sách phát hành số lượng lớn, người học bắt buộc phải mua.

Theo Văn Duẩn - Minh Chiến (NLĐO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Hoài Ân: Nghiệm thu, đưa vào sử dụng 2 điểm trường tiểu học  (14/8/2023)  
Bình Định cần bổ sung 1.230 biên chế giáo viên năm học 2023 - 2024  (13/8/2023)  
Năm học 2023 - 2024: Học sinh tựu trường sớm một tuần lễ  (11/8/2023)  
Tuyên truyền, vận động 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT  (11/8/2023)  
Sự học “không bao giờ cùng”  (11/8/2023)  
Không gây quá tải cho học sinh khi dạy học Ngoại ngữ ở lớp 1, 2  (11/8/2023)  
Đề xuất giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại là phù hợp thực tế  (11/8/2023)  
Tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên Âm nhạc cấp tiểu học  (10/8/2023)  
TP Quy Nhơn tuyên dương học sinh giỏi và trao học bổng khuyến tài  (10/8/2023)  
Bộ GD&ĐT khuyến khích trường THPT tổ chức lớp học theo môn lựa chọn  (9/8/2023)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang