• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Chủ động để tránh giãn dây chằng cổ tay

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì tổn thương có thể không hồi phục, dẫn tới tình trạng đau mạn tính hoặc gây ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng cổ tay bị giãn dây chằng chủ yếu là do té ngã. Ngoài ra, còn có thể bị đánh vào cổ tay, xoắn cổ tay, các động tác xoay, vặn tay đột ngột dễ gây giãn dây chằng. Bên cạnh đó, nếu phải thường xuyên khuân vác hoặc bưng bê đồ vật nặng sẽ làm hệ thống dây chằng bị kéo căng liên tục, dễ dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Giãn dây chằng cổ tay kéo dài có thể khiến khớp cổ tay lỏng lẻo, vận động khó khăn.

Giãn dây chằng cổ tay là tình trạng dây chằng quanh cổ tay căng giãn quá mức sau chấn thương phần lớn là do té ngã.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tâm, Trưởng khoa Nội trung cao, BVĐK tỉnh cho biết: “Cổ tay là vùng có cấu tạo phức tạp, gồm nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn và xoay bàn tay, chống đỡ khi trượt té có thể dẫn đến giãn dây chằng cổ tay. Các dấu hiệu giãn dây chằng là cảm thấy đau nhức kèm sưng tấy, bầm tím ở vùng cổ tay”.

Có 3 cấp độ giãn dây chằng cổ tay là: Cấp 1: Bệnh nhân bị đau đi kèm với dây chằng bị tổn thương nhẹ; Cấp 2: Bệnh nhân bị đau, dây chằng tổn thương nặng hơn, có cảm giác lỏng lẻo ở khớp và cổ tay; Cấp 3: Người bệnh bị đau, dây chằng bị rách hoàn toàn, lỏng khớp nghiêm trọng, mất chức năng cổ tay.

Khi nghi bị giãn dây chằng, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện y lệnh của bác sĩ; để cổ tay nghỉ ngơi tối thiểu 48 giờ; thường xuyên nâng cổ tay lên vị trí cao hơn tim và có thể đặt tay lên đầu gối; Băng cổ tay: Nhằm mục đích giảm sưng, đau. Người bệnh có thể băng cổ tay 20 - 30 phút sau mỗi 3 - 4 giờ một lần trong vòng 2- 3 ngày hoặc cho tới khi hết đau; dùng nẹp cố định cổ tay: Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về thời gian sử dụng nẹp; tập các bài tập căng cơ theo hướng dẫn của bác sĩ. Với các trường hợp bị giãn dây chằng nặng (cấp độ III) khi dây chằng bị đứt hoàn toàn thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị. Giãn dây chằng cổ tay rất khó phòng ngừa, vì thường do tai nạn gây ra. Ngay cả các VĐV được đào tạo tốt nhất cũng có thể bị chấn thương. Vì vậy, cần đảm bảo an toàn khi tham gia bất cứ hoạt động nào. Người bệnh không nên nóng vội để vận động nặng cho đến khi không cảm thấy đau ở cổ tay khi để yên, có thể làm việc, nắm bắt và di chuyển các đồ vật mà không bị đau. Nếu người bệnh cố gắng dùng lực cổ tay trước khi nó phục hồi, có thể bị tổn thương vĩnh viễn.         

MINH PHƯỢNG  (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
BVÐK khu vực Bồng Sơn: Hỗ trợ tư vấn khám bệnh từ xa cho người dân  (13/9/2021)  
BVĐK khu vực Bồng Sơn test nhanh SARS-CoV-2 bệnh nhân và người nhà  (12/9/2021)  
Nên sớm cảnh giác với bệnh võng mạc đái tháo đường  (11/9/2021)  
Bộ Y tế phê duyệt khẩn cấp vắc xin Hayat-Vax phòng Covid-19  (10/9/2021)  
Trả kết quả xét nghiệm Covid-19 qua Bluezone  (8/9/2021)  
Tầm soát kỹ, giãn cách nghiêm & quản lý chặt nhân khẩu để chống dịch  (5/9/2021)  
Ðiều trị và phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường  (5/9/2021)  
Phòng co giật do sốt ở trẻ em  (5/9/2021)  
Bộ Y tế đề nghị ưu tiên đặc biệt cho vận chuyển oxy y tế  (3/9/2021)  
Bộ Y tế công bố thông điệp 5T phòng chống Covid-19  (2/9/2021)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang