• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

WHO: Phát hiện virus bại liệt trong nước thải ở thủ đô London của Anh

Nước Anh đã xóa sổ hoàn toàn căn bệnh bại liệt từ 2 thập niên trước nhưng giới chức y tế phát hiện một loại virus gây bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin trong các mẫu nước thải ở thủ đô London.

 

Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và giới chức y tế Anh ngày 22.6 cho biết đã phát hiện một loại virus gây bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin trong các mẫu nước thải ở thủ đô London.

Anh đã xóa sổ hoàn toàn căn bệnh này từ 2 thập niên trước và hiện nước này cũng chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh bại liệt.

Trong một tuyên bố, WHO cho biết đã phát hiện virus bại liệt tuýp 2 có nguồn gốc từ vắc xin (VDPV2) trong các mẫu nước thải ở London.

WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân lập virus, đồng thời nhấn mạnh "bất kỳ loại virus bại liệt nào cũng là mối đe dọa đối với trẻ em ở khắp mọi nơi”.

Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết các phân lập virus đã được tìm thấy trong "nhiều mẫu nước thải được thu thập từ Công trình xử lý nước thải London Beckton từ tháng 2 đến tháng 6.2022”.

Nhà máy này bao phủ một vùng rộng lớn ở phía Bắc và Đông London - nơi sinh sống của khoảng 4 triệu người. Do đó, nhà chức trách cần điều tra mức độ lây lan của virus này ở khu vực Đông Bắc London.

Nỗ lực của các nước trong những thập niên gần đây đã đưa thế giới tiến gần hơn tới xóa sổ bệnh bại liệt - căn bệnh khiến người mắc bị liệt và có thể tử vong, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi.

Số người mắc bệnh đã giảm tới 99% kể từ năm 1988 - khi bệnh bại liệt lưu hành ở 125 quốc gia, với 350.000 ca được ghi nhận trên toàn thế giới.

Virus bại liệt hoang dã hiện chỉ tồn tại ở Afghanistan và Pakistan, nhưng một loại vắc xin có chứa một lượng nhỏ virus bệnh bại liệt sống dù đã suy yếu vẫn gây ra các đợt bùng phát thường xuyên ở một số nơi.

Khi dùng vắc xin phòng bại liệt theo đường uống (OPV), virus có trong vắc xin nhân lên trong ruột và có thể truyền sang người khác qua nước nhiễm phân - có nghĩa là virus này sẽ không ảnh hưởng những trẻ đã dùng vắc xin ngừa bệnh, song có thể lây sang hàng xóm ở những nơi có mức độ vệ sinh và tiêm chủng thấp.

Mặc dù yếu hơn so với virus bại liệt hoang dã, nhưng virus này vẫn có thể khiến những người chưa sử dụng vắc xin bị bại liệt hoặc mắc bệnh nặng nếu nhiễm phải.

Thống kê của WHO cho thấy có 959 trường hợp mắc VDPV2 vào năm 2020.

Chuyên gia loại trừ bệnh bại liệt Kathlene O'Reilly cảnh báo việc phát hiện virus này trong các mẫu nước thải ở London cho thấy "có thể có sự lây lan cục bộ của virus, rất có thể xảy ra ở những người chưa sử dụng vắc xin phòng bệnh. Hiện, tỷ lệ tiêm phòng bại liệt ở London là gần 87%”.

Cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã kêu gọi loại bỏ OPV trên toàn thế giới và thay thế bằng vắc xin bại liệt bất hoạt (IPV). Anh đã ngừng sử dụng OPV vào năm 2004 và các cơ quan y tế Anh cho biết có khả năng virus được tìm thấy trong các mẫu nước thải là do một người nào đó sử dụng loại vắc xin này ở nước ngoài.

Ông David Elliman, một bác sỹ nhi khoa tại Bệnh viện Great Ormond Street cho biết các bậc cha mẹ đôi khi thắc mắc tại sao vẫn phải tiêm vắc xin phòng các loại bệnh đã được loại trừ tại Anh, trong đó có bại liệt.

Câu trả lời là do các nước mở cửa, nên dịch bệnh hoàn toàn có thể du nhập từ nước ngoài và việc tìm thấy virus ngừa bệnh bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin trong nước thải đã chứng minh cho câu trả lời trên.

Theo Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Bộ Y tế: Quyết liệt không để sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng  (22/6/2022)  
Xét nghiệm để phát hiện,điều trị sớm, tránh lây lan  (20/6/2022)  
Không để thiếu thuốc, vật tư ảnh hưởng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân  (20/6/2022)  
Biến thể phụ BA.5 có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam  (20/6/2022)  
Nỗ lực toàn diện để chăm sóc sức khỏe đồng bào miền núi  (19/6/2022)  
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ  (19/6/2022)  
Phát hiện sớm để điều trị kịp thời bệnh võng mạc đái tháo đường  (19/6/2022)  
WHO bỏ phân loại quốc gia bệnh đặc hữu với đậu mùa khỉ  (19/6/2022)  
WHO sẽ cân nhắc ban bố tình trạng y tế khẩn cấp đối với bệnh đậu mùa khỉ  (15/6/2022)  
Lạm dụng thực phẩm chức năng tăng chiều cao, bé gái 5 tuổi viêm gan cấp  (14/6/2022)  
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
MerryLand Quy Nhơn là dự án tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp được phát triển bởi tập đoàn Hưng Thịnh tại phía Nam bán đảo Phương Mai, TP Quy Nhơn, Bình Định
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN - XÂY DỰNG VÀ NÔNG LÂM TRUNG BỘ
Thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
BỘ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI
bidiphar
Tuyển dụng công chức, viên chức
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang