• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Chán ăn, bộ não bị co lại

Dựa trên tổng số 1.648 lần quét não phụ nữ (trong đó có 685 người mắc chứng chán ăn tâm thần) từ 22 địa điểm khác nhau, các nhà nghiên cứu ở ĐH Bath ở Anh nhận thấy sự giảm độ dày vỏ não, thể tích dưới vỏ và diện tích bề mặt vỏ não ở những người mắc chứng chán ăn. Về cơ bản, bộ não bị co lại. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry.

Cho đến nay trên thế giới, đây là nghiên cứu lớn nhất được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa chứng rối loạn ăn uống và chất xám. Nó cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị tình trạng này càng sớm càng tốt. Nhà tâm lý học Esther Walton, ĐH Bath, cho biết họ đã làm việc chuyên sâu trong nhiều năm với các nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, sự giảm kích thước và hình dạng của bộ não được thể hiện ở những người chán ăn nhiều hơn gấp 2 - 4 lần so với ở những người bị trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn lo âu (OCD).

Điều may mắn là quét não cho thấy các phương pháp điều trị biếng ăn, thường bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, có thể đảo ngược một số thay đổi này trong não. Nhà nghiên cứu Walton cho biết có sự suy giảm lớn trong cấu trúc não ở bệnh nhân chán ăn, nhưng dấu hiệu này ít hơn ở những bệnh nhân đang trên đà hồi phục. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi vì thực tế chỉ ra những thay đổi ở bộ não có thể không phải là vĩnh viễn. Nếu được điều trị đúng cách, não có thể phục hồi.

Khi có thêm dữ liệu từ các nghiên cứu trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có thể hiểu rõ hơn chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm thể tích não ở những người mắc chứng biếng ăn và một số cơ chế thần kinh đằng sau nó. Đây thực sự là một hồi chuông cảnh báo cho thấy sự cần thiết phải can thiệp sớm đối với những người mắc chứng rối loạn ăn uống.  

(Theo TTO)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Triển khai cấp thuốc lao qua BHYT: Bệnh nhân khó khăn được hỗ trợ mua BHYT  (7/8/2022)  
Phòng ngừa bệnh cúm A  (7/8/2022)  
Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia phòng chống bệnh đậu mùa khỉ  (7/8/2022)  
Cứ 8 người mắc Covid-19 lại có 1 người chịu các triệu chứng kéo dài  (5/8/2022)  
Phát hiện thuốc Salonpas Gel nghi giả  (4/8/2022)  
Tăng tỷ lệ tầm soát phát hiện sớm  (3/8/2022)  
Thu hút 196 bác sĩ, dược sĩ năm 2022  (3/8/2022)  
Tăng cường, mở rộng truyền thông về sức khỏe sinh sản trong nhà trường  (1/8/2022)  
Cẩn trọng phòng bệnh khi thời tiết thất thường  (31/7/2022)  
Nhơn Mỹ tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết  (31/7/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang