• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo
  • Báo in
  • Podcasts
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Bình Định - Đất và Người|Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Không chủ quan với bệnh cúm mùa

 

Tuy bệnh cúm mùa tại Bình Ðịnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng ở một số tỉnh phía Bắc, bệnh cúm mùa diễn biến phức tạp, nguy cơ dịch chồng dịch. Hơn nữa ở tỉnh ta, thời tiết đang lúc giao mùa, cơ hội để bệnh cúm gia tăng rất cao. Vì vậy, ngành Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là.

Theo ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, bệnh cúm mùa là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do vi rút cúm gây nên với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Tại Bình Định, trong 8 tháng đầu năm 2022, đã ghi nhận 492 trường hợp bệnh cúm trên hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm. Số trường hợp bệnh thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (ghi nhận 636 trường hợp bệnh). Chưa ghi nhận các trường hợp bệnh cúm nguy hiểm như Cúm A(H5N1), Cúm A(H7N9)…

Tiêm vắc xin phòng cúm mùa tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Đ. THẢO

Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân mắc cúm mùa đến khám vẫn ở mức ổn định. Dù vậy, ngành Y tế vẫn tăng cường điều tra, giám sát ngăn chặn, không để dịch bệnh bùng phát. Tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng các chuyên gia y tế khuyến cáo, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Bệnh cúm thông thường diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cúm như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho… không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được thăm bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh các trường hợp diễn tiến nặng gây nên biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Chị Trần Thị Quyên, ở phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, có con đang học lớp 5 tại Trường Tiểu học Lê Lợi, chia sẻ: Theo dõi thông tin thấy đây là thời điểm bệnh cúm mùa bắt đầu phát triển, các cháu trở lại trường học nên nguy cơ lây lan bệnh sẽ tăng. Do vậy, tôi đã cho con đi tiêm vắc xin phòng bệnh để yên tâm hơn.

Bác sĩ Huỳnh Vĩnh Thu, Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tư vấn: Để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối. Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải, khăn tay, khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Cùng với đó, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng, chống cúm.            

ĐỖ THẢO

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Stress & bệnh lý tim mạch  (12/9/2022)  
Những sai lầm trong ăn uống khiến bạn tăng cân  (12/9/2022)  
Khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền: Kết hợp Ðông - Tây nâng cao hiệu quả điều trị  (11/9/2022)  
Bộ Y tế đề nghị nhà cung ứng khẩn trương tìm nguồn thuốc điều trị sốt xuất huyết  (9/9/2022)  
Sửa thông điệp phòng Covid 5K thành 2K  (8/9/2022)  
Trẻ em có bệnh nền là đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19  (7/9/2022)  
Cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ  (4/9/2022)  
An Nhơn chú trọng các hoạt động truyền thông sức khỏe  (4/9/2022)  
Phòng bệnh viêm mũi, xoang dị ứng khi “trở trời”  (4/9/2022)  
Bệnh nhân đột quỵ gia tăng, trẻ hóa  (28/8/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
Quảng cáo Báo Bình Định
Liên hệ quảng cáo
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo in và báo điện tử số 129/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 17.4.2023
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang