• Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Văn hóa - Nghệ thuật
  • Hội nhập quốc tế
  • Du lịch
  • Tòa soạn - Bạn đọc
  • Tấm gương HCM
  • Biển đảo quê hương
  • Báo in
EnglishEnglish
Quốc Hội|Quốc phòng toàn dân|Xây dựng Đảng - Chính quyền|Hội - đoàn thể
Giáo dục|Sức khỏe|Hôn nhân - Gia đình|
An ninh - Trật tự|Pháp Luật
Giải trí|Sáng tác
Bạn đọc viết|Nhịp cầu nhân ái
Sức khỏe

Các trường hợp đột quỵ trẻ hóa gia tăng

Ðột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, hiện có xu hướng ngày càng trẻ hóa, khoảng 35 - 40 tuổi, thậm chí ở độ tuổi 20 - 30.

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu ô xy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của bệnh nhân, thậm chí là tử vong.

Bên cạnh các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ như chóng mặt, đau đầu, tê yếu tay chân, méo miệng, nói đớ... người bệnh dễ gặp những cơn thiếu máu não thoáng qua. Các dấu hiệu này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ đang đến, vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu này người bệnh hết sức lưu ý, nên khẩn trương đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, xu hướng bệnh nhân trẻ gia tăng nhiều vì bệnh này liên quan đến nhiều yếu tố như: Chế độ về ăn uống, dinh dưỡng, stress, đau đầu kéo dài, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch kèm theo. Nếu có các dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân nên được đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt, trong vòng 4 - 6 giờ đầu tiên khi phát bệnh là khung giờ vàng để được điều trị tốt, phục hồi nhanh. Tuy nhiên, tốt nhất là nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, tức là nên tích cực phòng bệnh.

Theo bác sĩ chuyên khoa, hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: Tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Để phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo làm giảm các yếu tố nguy cơ bằng cách điều trị dứt điểm các bệnh lý cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, bỏ hút thuốc lá, giảm stress... và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.

Trong trường hợp đã có tiền sử đột quỵ hoặc nguy cơ cao, các chuyên gia khuyến cáo cần nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột yếu, tê hay liệt mặt, tay hoặc chân (đặc biệt ở một bên của cơ thể); không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ; đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt; nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng… Nếu nhận thấy các dấu hiệu triệu chứng trên cần đi khám để phòng ngừa.  

THÙY VY (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

email
email
Chia sẻ:
Images/bookmark/facebook_48.png Images/bookmark/yahoo.jpg Images/bookmark/twitter_48.png Images/bookmark/google_48.png
top
(0)
(*) Đề nghị bạn đọc sử dụng tiếng Việt có dấu và ghi rõ địa chỉ email để Tòa soạn liên hệ khi cần thiết. Tòa soạn cảm ơn và xin tiếp thu tất cả các ý kiến mang tính xây dựng của bạn đọc.
(*)
Các tin bài khác
Chủ động trong đấu thầu thuốc: Đảm bảo cung ứng đủ thuốc phục vụ khám, chữa bệnh  (28/10/2022)  
Giảm huyết áp ở người cao tuổi giúp ngăn ngừa bệnh sa sút trí tuệ  (27/10/2022)  
Phẫu thuật thành công dị dạng sinh dục hiếm gặp ở bệnh nhi nữ  (26/10/2022)  
TX Hoài Nhơn kiểm tra các điểm nóng về sốt xuất huyết  (26/10/2022)  
WHO lần đầu tiên xác định các bệnh về nấm là mối đe dọa với sức khỏe con người  (26/10/2022)  
Tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người  (25/10/2022)  
Tại sao Việt Nam chưa thể tuyên bố hết dịch Covid?  (25/10/2022)  
Đòn bẩy để phát triển y tế cơ sở  (24/10/2022)  
Rút ngắn khoảng cách về chăm sóc y tế cho bệnh nhân tại Việt Nam  (24/10/2022)  
Cùng con suốt chặng đường phát triển  (23/10/2022)  
TẤM GƯƠNG HCM
ĐƯA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG
CHUYỂN  ĐỔI SỐ
BÁO BÌNH ĐỊNH XUÂN QUÝ MÃO 2023
Liên hệ quảng cáo
Quảng cáo Báo Bình Định
bidiphar
Đầu tư vào Bình Định
Công báo
 
Chính trị | Kinh tế | Xã hội | Thể thao | Pháp luật | Văn hóa - Nghệ thuật | Du lịch | Khoa học - Công nghệ | Trong nước | Thế giới | Đất nước - Con người
Góp ý - Liên hệ
Đặt Báo Bình Định làm trang chủ
Font Unicode
[ Back to top ]
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 96/GP-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 25.2.2016
Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn
Điện thoại: 0256.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail:baobinhdinh1@gmail.com. Website:https://baobinhdinh.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang